Bạn là sinh viên thiết kế đồ họa vừa mới ra trường? Bạn đang băn khoăn liệu ngành nghề của mình có cần làm CV để ứng tuyển xin việc? Đừng bỏ qua bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích về CV thiết kế đồ họa cho sinh viên mới ra trường sau đây nhé!
Sinh viên thiết kế đồ họa có cần làm CV không?
80% ấn tượng ban đầu đến từ lần tiếp xúc đầu tiên cũng giống như việc nhà tuyển dụng bị thu hút bởi CV của bạn. Do đó, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có CV nếu muốn ứng tuyển xin việc. Sinh viên ngành thiết kế đồ họa cũng không phải là một ngoại lệ. Thậm chí, do đặc trưng ngành nghề mà CV thiết kế đồ hoạt còn đòi hỏi nhiều điểm khác biệt hơn CV thông thường nếu muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng
Thay vì chọn phần mềm soạn thảo Word Office bình thường, sinh viên ngành thiết kế đồ hoạt biến CV của mình thành một tác phẩm nghệ thuật bằng cách sử dụng các phần mềm như Photoshop, InDesign hay Illustrator, sau đó lưu CV lại dưới định dạng PDF để thể hiện kỹ năng thiết kế của mình. Thông qua các thiết kế này, bước đầu nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được kỹ năng của bạn.
Nhân viên thiết kế đồ hoạ cần có những hạng mục gì trong CV?
Dù yêu cầu đối với CV thiết kế đồ họa có sự hơn hẳn so với các ngành nghề khác nhưng nội dung các hạng mục vẫn không hề thay đổi. Nhìn chung, CV thiết kế đồ họa cần có các hạng mục như sau: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khóa (nếu có), kỹ năng và thành tích.
Việc chia các hạng mục CV như trên sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng và nhanh chóng hình dung được các thông tin cơ bản của ứng viên. Họ sẽ không có thời gian đọc kỹ từng dòng bạn đề cập trong CV giữa hàng nghìn CV ứng viên khác nhau.
Hướng dẫn chi tiết cách viết trong CV thiết kế đồ họa
Thông tin cá nhân: Phần cung cấp các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn khi nhận thấy phù hợp.
Mục tiêu nghề nghiệp: Phần viết nội dung ngắn gọn và ý nghĩa nhất về định hướng làm việc ngắn hạn hoặc dài hạn của bạn trong tương lai. Với CV thiết kế đồ họa, bạn nên nhấn mạnh vào tinh thần sáng tạo và tư duy tiếp nhận những ý tưởng mới trong thiết kế.
Học vấn: Phần cung cấp thông tin về bằng cấp của bạn. Nhiều vị trí thiết kế hiện nay không chú trọng và phân biệt loại bằng cấp. Tuy nhiên, nếu bạn được đào tạo bài bản từ môi trường danh tiếng thì đây vẫn là lợi thế hơn hẳn các ứng viên khác.
Kỹ năng: Phần cung cấp nội dung các kỹ năng thiết kế hoặc phần mềm thiết kế có thể sử dụng thành tạo.Ví dụ: Photoshop, AI… Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu tên một số tác phẩm cá nhân nổi bật của bản thân đã thực hiện.
Kinh nghiệm làm việc: Phần cung cấp kinh nghiệm làm việc thực tế để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực thực sự của ứng viên. Với sinh viên mới ra trường chưa cho kinh nghiệm, bạn có thể liệt kê những tác phẩm đã thực hiện tại trường hoặc các hoạt động cộng đồng nếu có.
Hoạt động ngoại khóa: Phần đề cập đến các hoạt động ngoại khóa bạn đã tham gia nếu có. Đây có thể là hoạt động ngoại khóa ở bất kỳ tập thể nào hoặc hoạt động thiện nguyện bạn đã từng tham gia để ghi điểm với nhà tuyển dụng về sự năng động của bạn.
Thành tích: Phần liệt kê các thành tích nổi bật của cá nhân để gây ấn tượng trong số vô vàn ứng viên khác. Với sinh viên mới ra trường, bạn có thể liệt kê thành tích về điểm số hoặc các giải thưởng thiết kế phong trào mà bản thân đã tham gia
Sinh viên thiết kế đồ họa thường cho rằng ngành nghề của mình ứng tuyển xin việc không cần CV như các ngành khác. Suy nghĩ sai lầm này sẽ vô tình khiến các bạn đánh mất đi cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Hy vọng bài viết chia sẻ về CV thiết kế đồ họa này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV cho Thiết Kế Đồ Họa
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.