• .
adsads
1 1200x900 1
Lượt Xem 12 K

Bạn vừa trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng? Bạn đang chờ đợi kết quả cuối cùng từ họ và mãi vẫn chưa nhận được phản hồi? Đừng chỉ biết ngồi không chờ đợi trong vô vọng mà hãy làm điều gì đó rút ngắn thời gian chờ đợi này lại hoặc thậm chí còn có thể ghi điểm thêm cho bản thân sau khi phỏng vấn kết thúc. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những việc nên làm gì khi nhà tuyển dụng chưa liên hệ lại sau khi đã phỏng vấn.

Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn

Các ứng viên thường xuyên mắc một sai lầm lớn đó là nghĩ bản thân đã hoàn thành xong nhiệm vụ sau khi đã tham gia phỏng vấn và thụ động ngồi chờ thông báo kết quả từ nhà tuyển dụng. Nếu như để có được buổi hẹn phỏng vấn trực tiếp, bạn phải trải qua các giai đoạn như viết CV, thư giới thiệu, apply, sắp xếp lịch hẹn… thì sau khi kết thúc phỏng vấn trực tiếp, bạn cũng nên khép lại bằng một lá thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã quan tâm và dành thời gian phỏng vấn, tìm hiểu bạn.

Thư cảm ơn có thể gửi trực tiếp qua email hoặc thư với nội dung như sau: “Tôi muốn cảm ơn bạn vì những cơ hội và sự xem xét chân thành mà công ty dành cho hồ sơ dự tuyển của tôi. Tôi rất thích và đánh giá cao những câu hỏi mà bạn đã đưa ra vì chúng giúp tôi thực sự suy nghĩ về những kinh nghiệm của mình trong quá khứ. Mong sớm nhận được hồi âm của bạn!” . Tất nhiên nội dung này cũng cần đề cập giới thiệu thông tin bạn là ai và đã tham gia phỏng vấn vào thời gian nào để nhà tuyển dụng biết chính xác đó là bạn.

Không chỉ thể hiện sự lịch sự và tác phong chuyên nghiệp điều này còn là một hành động khéo léo nhằm thúc đẩy nhà tuyển dụng cho bạn thông tin phản hồi về kết quả phỏng vấn, tránh bị quên hoặc sót thông tin. Hơn nữa, nếu họ đang trong giai đoạn lưỡng lự lựa chọn giữa bạn và một ứng viên khác, hành động viết thư cảm ơn này được xem là một điểm cộng lớn góp phần gia tăng khả năng trúng tuyển của bạn nữa đấy. Bởi nhà tuyển dụng luôn lựa chọn nhân sự cho doanh nghiệp dựa trên tiêu chí tác phong làm việc của ứng viên.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Nhân viên IT Việc làm thời vụ TP.HCM Tuyển dụng điều dưỡng
Tuyển dụng giao hàng Tuyển dụng giáo viên mầm non Tuyển dụng shipper

Chủ động hỏi thăm kết quả phỏng vấn

     1. Liên hệ qua điện thoại

Nếu bạn chờ thông tin từ nhà tuyển dụng mà mãi vẫn không thấy hồi âm thì hãy chủ động liên hệ để hỏi thăm thông tin. 7 – 10 ngày sau khi phỏng vấn là thời điểm phù hợp để bạn làm điêu này. Còn nếu nhà tuyển dụng đã hẹn bạn thời hạn phản hồi ngắn hơn, hãy đợi đến một ngày sau mốc thời gian đó khoảng 1 ngày để thực hiên cuộc gọi. Vì nếu bạn gọi vào đúng ngày nhà tuyển dụng dự kiến ra quyết định, nhiều khả năng bạn sẽ làm phiền họ. Ví dụ, nhà tuyển dụng rằng họ sẽ đưa ra quyết định tuyển dụng vào ngày 22 của tháng thì 23 là thời gian phù hợp để bạn chủ động thực hiện cuộc gọi.

Khi đã kết nối qua điện thoại, hãy giới thiệu với người nghe bạn là ai, đã tham gia phỏng vấn ngày nào cho vị trí nào, sau đó hỏi xem họ có thể nói chuyện với bạn vài phút không. Tiếp theo, bạn hãy hỏi xem công ty đã ra quyết định tuyển dụng cho vị trí đó chưa. Nếu nhà tuyển dụng phản hồi vẫn chưa có kết quả, bạn hãy thể hiện rằng bản thân vẫn đang quan tâm đến vị trí này và chờ đợi kết quả. Sau đó, hãy lịch sự hỏi họ dự kiến khi nào sẽ quyết định và đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian nhận cuộc gọi và chia sẻ thông tin.

   2. Liên hệ qua email

Hình thức liên hệ qua điện thoại đôi khi gây phiền phức đến cho nhà tuyển dụng nếu như họ vẫn chưa sẵn sàng đưa ra kết quả phỏng vấn mà bị thúc giục trực tiếp. Email sẽ trở thành công cụ chủ động liên hệ lịch sự và chuyên nghiệp hơn. Thời gian lý tưởng để bạn viết một email hỏi thăm kết quả phỏng vấn cũng tương đồng với hình thức liên hệ qua điện thoại là 7-10 ngày sau phỏng vấn.

Tuy nhiên, đối với hình thức liên hệ bằng email, bạn cần lưu ý cách viết email của mình. Bắt đầu email với kính ngữ và tên của nhà tuyển dụng, ví dụ như: “Dear Mr. Danny”. Sau đó, đừng quên ghi rõ tên họ, ngày phỏng vấn của bạn và vị trí mà bạn đã ứng tuyển nhằm giúp người nhận email nhanh chóng hình dung về bạn. Sau đó, bạn hãy hỏi về tình trạng của vị trí tuyển dụng và đừng quên thể hiện sự quan tâm, nhiệt huyết của mình với vị trí đó. Nội dung kết thúc email nên sử dụng cụm từ tương tự như: “Trân trọng” để thể hiện sự chuyên nghiệp.

Quá trình tìm kiếm công việc cho đến khi hoàn thành xong buổi phỏng vấn trực tiếp là một chặng đường khá dài. Việc chờ đợi kết quả phỏng vấn từ nhà tuyển dụng đôi khi khiến bạn cảm thấy khó chịu và đứng ngồi không yên. Thay vì ngồi không chờ kết quả, những cách trên mà chúng tôi vừa chia sẻ như trên sẽ phần nào giúp rút ngắn thời gian chờ đợi cho bạn đấy.

Tất cả mọi nỗ lực và đầu tư của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng bằng lời đề nghị làm việc chính thức từ công ty mà mình hằng mơ ước. Chúc bạn thành công với công việc mình đã lựa chọn ứng tuyển nhé!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm nhiều chưa chắc đã chinh phục được nhà tuyển dụng!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ của mình lại không được chú ý?”. Khi mỗi tin...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng như một yếu tố quan trọng quyết định sự thành...

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài Viết Liên Quan

Tối ưu lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển cùng VietnamWorks AI

Trong hành trình tìm việc, có bao giờ bạn tự hỏi: “Tại sao hồ sơ...

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được...

Người có EQ cao không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng nhẫn nhịn trong công việc

Trong môi trường công việc, EQ (chỉ số cảm xúc) ngày càng được coi trọng...

Đối phó với đồng nghiệp "có tật" hay soi màn hình máy tính

Trong môi trường làm việc hiện đại, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp đóng...

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers