1. Chấp nhận quan điểm của đối phương
Tranh luận không phải hợp lý là thắng. Điều bạn cần là tôn trọng quan điểm của đối thủ trước khi bắt đầu phản biện lại ý kiến của họ.
“Khi một người cảm nhận được đối phương đang tôn trọng họ, họ sẽ có xu hướng cởi mở hơn trong tiếp nhận các thông tin từ đối phương, so với những cá nhân thách thức quan điểm của họ”, chuyên gia tâm lý chính trị Peter Ditto từ đại học California chia sẻ.
2. Mềm nắn rắn buông
Liên tục phản bác ý kiến của họ sẽ khiến đối phương cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Trong tình huống này, họ sẽ phản kháng lại rất mạnh mẽ và không để bất cứ ai đạt được điều người đó muốn.
Bí quyết ở đây nằm ở việc, bạn cần thực tập lối suy nghĩ “cực kỳ đồng ý”: chấp nhận góc nhìn của đối phương, tạo không khí cởi mở để họ trình bày vấn đề một cách logic và nếu được thì để họ đi đến quyết định riêng của họ trước.
3. Đừng nói “vì sao”, hãy nói “làm thế nào”
Theo nghiên cứu năm 2013 của chuyên gia tâm lý Philip M. Fernbach thuộc đại học Colorado đã phân loại những người có góc nhìn cực đoan về chính trị theo hai nhóm: những người phải giải thích vì sao ý kiến của họ đúng, và những người giải thích làm cách nào các ý tưởng của họ có thể chuyển thành chính sách thực tế.
Kết quả so sánh hai nhóm cho thấy, những người thuyết phục mọi người về ý tưởng của họ thì chỉ cảm thấy tự tin sau khi đã thử nghiệm ý tưởng đó. Ngược lại, những người có thể giải thích được cơ chế thực hiện ý tưởng có sức thuyết phục cao hơn.
Nói một cách khách quan, con người thường có niềm tin vào lập luận của đối phương khi và chỉ khi họ biết được lập luận đó được hình thành như thế nào hơn là vì sao bạn lại có được lập luận đó.
4. Ma thuật của những con số
Con người thích nghe kể chuyện, nhưng nếu muốn mọi người tin vào câu chuyện, họ cần dẫn chứng cụ thể. Dẫn chứng mạnh nhất chính là những con số, báo cáo, thống kê, xác suất, tỷ lệ thành công,… tất cả đều dẫn đến một niềm tin duy nhất: những lập luận và dẫn chứng của bạn đã được bảo chứng. Điều này khiến cho bạn dễ “chiếm trọn” niềm tin của người đối diện hơn bao giờ hết.
5. Sử dụng sức mạnh của bên thứ 3
Có thể hiểu nôm na, bên thứ 3 là “những quy chuẩn và ý tưởng phù hợp với xu thế của xã hội và luôn được công chúng sẵn sàng đón nhận”. Nói đến đây, công chúng luôn là một khái niệm vĩ mô và có tác động rất lớn đến quyết định của mỗi người. Điều đó dựa trên hành vi tâm lý “Muốn được hoà nhập vào cộng đồng của con người”, dựa theo Tháp Nhu Cầu của Maslow. Vì thế, hãy sử dụng sức mạnh của “công chúng” và dùng như một ưu thế trong việc giúp bạn chinh phục đối phương trong buổi tranh luận.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.