• .
adsads
Duyen ngam 1200x900 1
Lượt Xem 6 K

Thất nghiệp – khoảng thời gian trống giữa các công việc, là một trong những nổi lo của hầu hết các người lao động. Chắc hẳn, không ai mong muốn mình rơi vào tình trạng thất nghiệp.  Tuy nhiên, vì một số lí do bất đắc dĩ khiến cho thời gian kiếm việc trở nên kéo dài hơn dự tính.

Nỗi lo chung của những người thất nghiệp đó là lo rất lo sợ rằng “nghỉ việc quá lâu sẽ bị thị trường đào thải và khó được nhận việc hơn”. Vậy thực tế, liệu nhà tuyển dụng có thật sự “kém” ưu ái với những ứng viên thất nghiệp hơn so với những nhân viên đang có công việc ứng tuyển cùng vị trí? Bài viết sau đây HR Insider sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Sự khác nhau giữa ứng viên đang có việc làm và thất nghiệp

Ứng viên đang có việc làm là ứng viên chưa nộp đơn xin nghỉ việc hoặc đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng vẫn đang trong quá trình bàn giao cho người thay thế. Còn ứng viên thất nghiệp được hiểu là ứng viên đã chấm dứt hoàn toàn công việc, trách nhiệm ở công ty cũ và đã nghĩ việc được một khoảng thời gian nhất định.

Với ứng viên đang có việc làm, họ sẽ không thể tiếp nhận ngay công việc mới nếu đậu tuyển. Bởi những công việc tại công ty cần họ thực hiện bàn giao và hoàn tất các hồ sơ theo quy định của từng doanh nghiệp. Theo quy định của hầu hết các công ty hiện nay, thời gian kết thúc công việc cần ít nhất 30 ngày kể từ khi nộp đơn xin nghỉ việc. Điều này tạo nên thế chủ động cho ứng viên trong nhu câu luân chuyển công việc. Vì trong trường hợp chưa tìm được công ty phù hợp để ứng tuyển, họ vẫn không rơi vào trạng thái thất nghiệp và không có nguồn thu nhập chủ động.

Tuy nhiên, ứng viên đang có việc làm cũng sẽ có nhiều hạn chế hơn so với ứng viên thất nghiệp trong việc chủ động sắp xếp thời gian tìm việc, phỏng vấn và cơ hội tiếp nhận công việc nhanh chóng ngay khi được báo đậu tuyển.

Bên nào sẽ có lợi thế hơn?

Tất nhiên, khi nhìn thấy CV của ứng viên có khoảng thời gian trống về lộ trình nghề nghiệp thì nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi, thậm chí là tìm hiểu khá sâu về lý do nếu thời gian này kéo dài. Điều này là vì nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ vấn đề ứng viên đã gặp phải và liệu ứng viên đã vượt qua được các vấn đề này để trở lại công việc mới.

Không phải ứng viên thất nghiệp càng lâu thì càng khó được tuyển, mà điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và quan trọng nhất là cách bạn thể hiện được lý do thời gian bản thân chờ đợi công việc mới là phù hợp, chứ không phải bắt nguồn năng lực yếu kém. Và bạn hoàn toàn có thể biến lý do thất nghiệp trở nên tích cực trong mắt nhà tuyển dụng để gia tăng cơ hội đậu tuyển thành công.

Hãy luôn thể hiện bạn đang chọn lọc và mong muốn có được một công việc phù hợp để cống hiến năng lực trong khoảng thời gian lâu dài, chứ không phải vội vàng tìm một công việc bất kỳ nào đó để làm qua loa. Điều này thể hiện bạn là một người nghiêm túc, có mục đích và định hướng rõ ràng. Đồng thời, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn đã sử dụng khoảng thời gian đó hữu ích như thế nào cho bản thân và những người xung quanh. Đây sẽ là chiêu thức ghi điểm thành công trong mắt nhà tuyển dụng

Ngoài ra, nhà tuyển dụng nhìn chung sẽ không ưu tiên ứng viên đang thất nghiệp hay đang có việc làm khi phỏng vấn tuyển chọn. Bởi đây không phải yếu tố quyết định ứng viên phù hợp với doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang cần ứng viên gấp để bổ sung vào cấu tổ chức và họ cần ưu tiên ứng viên có khả năng nhận việc sớm thì ứng viên thất nghiệp lại có lợi thế rất lớn. Bởi ứng viên đang có việc làm bị giới hạn thời gian bàn giao công việc ở công ty cũ còn ứng viên thất nghiệp lại đang trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận công việc mới. Tất nhiên, bạn cũng cần đạt được các tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm và văn hóa mà nhà tuyển dụng đặt ra từ đầu.

Trên đây là bài viết giúp các ứng viên hiểu rõ liệu nhà tuyển dụng luôn ưu tiên ứng viên đang có việc làm hơn ứng viên thất nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải tỏa được tâm lý lo lắng trước khi bước vào hành trình tìm kiếm công việc mới.

>>>Xem thêm: 9 Điều bạn nên thương lượng trước khi đồng ý nhận việc

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt mà ai cũng có những cảm...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho các ứng viên đang có ý định chuyển việc. dù...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt qua muôn vàn khó khăn để phát triển thành một...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và công ty một cách chuyên nghiệp. Vậy...

Bài Viết Liên Quan

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Tuyển dụng mùa cuối năm và những tín hiệu quan trọng cho ứng viên muốn chuyển việc

Thị trường tuyển dụng cuối năm luôn mang đến những cơ hội đặc biệt cho...

Vinasoy - Biểu tượng chuyên gia dinh dưỡng thực vật của Việt Nam vươn tầm thế giới

Được thành lập vào năm 1997, từ một doanh nghiệp địa phương, Vinasoy đã vượt...

Offboarding là gì? Hướng dẫn quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Hướng dẫn chi tiết quy trình nhân viên nghỉ việc

Offboarding là gì? Đó chính là quy trình chấm dứt hợp đồng lao động giữa...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers