adsads
shutterstock 1823047241 1
Lượt Xem 6 K

Đa số nhân viên có sếp tồi đều phải gánh chịu rủi ro về sức khỏe. Bởi họ không những đối mặt áp lực công việc mà còn chịu chì chiết của sếp.

Báo cáo của Quartz, trang thông tin kinh doanh – doanh nghiệp thế giới, cho biết: 59% nhân viên dù làm việc dưới trướng một lãnh đạo yếu kém không lựa chọn bỏ việc. Có thể thấy, ngay cả khi bị đối xử không tương xứng với năng lực, đại đa số mọi người vẫn không đủ dũng cảm để đưa ra quyết định thay đổi môi trường làm việc của mình. Họ sợ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro trong công việc mới và môi trường mới.

Quả thật, trong một thị trường tuyển dụng đầy cạnh tranh và khó khăn như hiện nay, một vị trí mới với những khởi đầu mới không phải lúc nào cũng là lựa chọn được số đông dễ dàng chấp nhận.

Thế nhưng, càng làm việc lâu với những người quản lý thiếu năng lực, sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn càng bị ảnh hưởng nặng nề.

Liệu một người sếp tồi có gây hại cho sức khỏe như việc hút thuốc lá thụ động không?

Các nhà nghiên cứu từ Trường Kinh doanh Harvard và Đại học Stanford đã thu thập dữ liệu từ hơn 200 nghiên cứu tại Hoa Kỳ, họ phát hiện ra rằng, căng thẳng trong công việc thông thường có tác động tiêu cực đến cơ thể giống như việc hút một lượng lớn khói thuốc thụ động.

Theo báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association), 75% nhân viên ở Hoa Kỳ tiết lộ rằng, sếp của họ là nguyên nhân số một gây ra căng thẳng trong công việc.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo của Quartz, trong số tất cả các loại căng thẳng trong công việc, áp lực về nỗi lo mất việc, bị sếp đuổi việc luôn đứng đầu danh sách. Điều này có thể khiến một nhân viên phải đối diện với 50% khả năng lâm vào tình trạng sức khỏe xấu. Một vị trí đòi hỏi quá cao trong công việc cũng khiến cho bạn có đến 35% khả năng phải đi gặp bác sĩ.

Theo Tạp chí Occupational and Environmental Medicine, các nhà nghiên cứu Thụy Điển tại Viện Stress tại Stockholm cũng từng chỉ ra rằng: “Đối với tất cả những người làm việc dưới sự quản lý không phù hợp, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, nghiên cứu xác nhận điều này có khả năng phát triển thành một mối nguy hại về sức khỏe.”

Tác động tiêu cực đến từ một vị sếp như thế không thể được định lượng được bằng con số như chỉ số KPI hay có thể được nhìn thấy một cách rõ ràng, nhưng những đè nén mà nhân viên phải chịu tạo nên một chi phí ẩn đáng kể cho công ty.

Những dấu hiệu của một vị sếp tồi

Mặc dù trong một số trường hợp, nhân viên cảm thấy rằng, sự khác biệt về tính cách và tầm nhìn là nguyên nhân dẫn đến bất đồng với quản lý. Đây là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, vẫn có tình huống mà vấn đề nằm ở bản thân người lãnh đạo đó. Chẳng hạn, biểu hiện có thể thấy là thái độ hung hăng, tính tự ái cao, độc tài, không chấp nhận ý kiến của người khác, thậm chí là bạo lực

về hành động hoặc ngôn từ…

Khái quát về một vị sếp tồi, khiến nhân viên không thể chịu được, có thể kể tới những đặc điểm như sau:

1. Thái độ hống hách, độc tài

Steve Jobs từng nói: “Đừng bao giờ thuê người thông minh để bảo họ phải làm gì, hãy để họ chỉ cho chúng ta những gì phải làm.”

Nhân viên nào cũng có kinh nghiệm và không gian riêng của mình để nuôi dưỡng sáng tạo và đổi mới. Việc kiểm soát họ bằng các mệnh lệnh chỉ khiến động lực phát triển bị thui chột.

Kết quả sẽ giống như Andy Stanley nói, “Các nhà lãnh đạo không lắng nghe cuối cùng sẽ được bao quanh bởi những người không có gì để nói.”

2. Dùng người sai chỗ

Một cách giết chết động lực nhanh nhất của mọi người chính là không biết cách khai thác ưu thế của mình. Trong quản lý công việc cũng vậy,

một người giỏi viết lách lại bị đưa ra đứng nói trước ống kính, thành phẩm cuối cùng có chất lượng thế nào, không cần nói cũng biết.

3. Không cảm thông cho những sai lầm

Denis Waitley đã nói: “Một tập hợp các sai lầm sẽ trở thành kinh nghiệm.”

Quá trình học hỏi không thể tách rời việc phạm lỗi và đôi khi phải phạm lỗi, chúng ta mới thực sự tìm được những chìa khóa quan trọng để đổi mới.

Làm việc cho một vị sếp tồi chính là loại khủng bố kinh khủng nhất cả về mặt tinh thần và tình cảm.

4. Coi trọng khách hàng hơn nhân viên

Hãy chăm sóc nhân viên của bạn, họ sẽ chăm sóc khách hàng. Một ông chủ giỏi sẽ biết cách đối xử tốt với nhân viên để đảm bảo tính bền vững của dây chuyền công việc.

Đó là cách mà ông trùm kinh doanh Richard Branson đã chia sẻ, “Hãy đặt nhân viên của bạn lên hàng đầu, khách hàng thứ hai và các cổ đông là thứ ba”.

5. Nhập nhằng chuyện tiền bạc

Dù có đi làm vì đam mê, vì nuôi dưỡng ước mơ, hay vì lý do gì thì nhân viên luôn cần nhận được những đồng lương tương xứng. Một nhà lãnh đạo luôn tìm cách trừ lương, cắt thưởng nhằm đạt mục đích trả càng ít tiền cho nhân viên càng tốt sẽ là lý do

đầu tiên giải thích cho sự quay lưng của cấp dưới.

Mâu thuẫn về tính cách có thể tìm cách khắc phục, nhưng khuyết thiếu về sự sòng phẳng và công bằng trong tài chính là điều tối kỵ của một vị quản lý.

Nỗ lực sống sót cho đến khi bạn có thể thoát khỏi

Do thị trường việc làm đầy cạnh tranh, thậm chí có gặp phải một ông sếp tồi thì bạn cũng khó mà từ chức. Tuy ở lại nhưng chúng ta lại mất đi động lực để làm việc, để cống hiến và phát triển bản thân nhiều hơn trong môi trường tiêu cực như vậy.

Tuy nhiên, vẫn có một số “chiến lược sinh tồn” đơn giản có thể giúp bạn tồn tại (và F5 động lực cho công việc nếu được).

Hãy thử lập danh sách các mục tiêu hàng ngày, đánh dấu chúng khi bạn hoàn thành từng mục tiêu. Cảm giác thành tựu khi hoàn thành mục tiêu có thể giúp bạn tiếp tục vượt qua những tâm lý bất an.

Nếu công việc không mang tính cấp bách, hãy rút tắt wifi/4G của di động, không kiểm tra email và dành cho mình một khoảng thời gian thư giãn tuyệt đối vào cuối tuần. Đây là cách giúp bạn tái tạo năng lượng cho công việc, ngay cả trong một thời gian ngắn.

Theo HR Insider, chúng ta ít nhiều cũng gặp phải sếp tồi một lần trong đời. Nếu bạn đang làm việc dưới trướng một người sếp tồi, vô lý mà muốn bỏ việc. Hãy bình tĩnh lại và suy nghĩ kĩ vì đây có thể là cơ hội giúp bạn thể hiện bản thân. Những nhân viên có thể “trụ” lại được với người sếp khó tính thường là người có khả năng nhẫn nhịn cao. Hãy xem xét những khía cạnh khác của công việc trước khi đưa ra quyết định nhảy việc nhé!

>>> Xem thêm: Mẹo hay trong nghệ thuật ứng xử với cấp dưới

— HR Insider/Theo Cafebiz—

VietnamWorks– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers