adsads
shutterstock 1902728134
Lượt Xem 3 K

COVID-19 đã khiến cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ trên toàn hệ thống nước Mỹ được nâng cao và chú trọng hơn. Cơn đại dịch này không chỉ làm gia tăng sự bất bình đẳng trong hệ thống y tế đối với cộng đồng thiểu số, mà còn phô bày ra sự thật rằng phần lớn gần 157 triệu công dân lao động không được nhận phúc lợi sức khoẻ đầy đủ từ chính chủ doanh nghiệp của mình.

Dù biết là vậy, nhưng chủ doanh nghiệp chính là một phần của nền công nghiệp chăm sóc sức khoẻ. Các công ty cần chịu trách nhiệm về sức khoẻ và an toàn lao động cho lực lượng nhân sự theo những phương pháp mới và chưa từng có trước đó. Thay vì nghĩ đây là một gánh nặng, nhà lãnh đạo nên coi đây là cơ hội để xây dựng nền văn hoá công sở mạnh mẽ và củng cố lực lượng nhân sự được năng suất hơn.

Lấy ví dụ là một bệnh nhân tôi đã chăm sóc vào đầu năm nay, ngay giữa giai đoạn phát lệnh cách ly chặt chẽ nhất. Một người trẻ với tiền sử bệnh về phổi, và người đó sẽ có nguy cơ rất cao nếu bị nhiễm COVID-19. Mặc dù người này vẫn tiếp tục làm việc tại nhà, nhưng họ cảm thấy rằng mình như đang bị giam giữ trong chính căn hộ của mình. Bị cách biệt với phần còn lại của thế giới – theo thể chất và cả tinh thần, những cơn mất ngủ hàng đêm và cả nỗi sợ nhen nhóm mỗi ngày vì lo lắng rằng mình sẽ bị nhiễm COVID-19.

Người bệnh nhân đó của tôi may mắn thay vẫn có các phúc lợi được chi trả bởi công ty bao gồm: thăm khám online với bác sĩ, giao tiếp thường xuyên thông qua tin nhắn, xạ trị chiếu ngoài, tư vấn online với một chuyên gia, và quan trọng nhất, là không phải trả thêm bất kì một chi phí nào cả. Mạng lưới như trên đã được thiết kế từ trước khi có cơn đại dịch; nó được tạo ra nhằm hỗ trợ nhân viên dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nghe thì có vẻ khá tốn kém, nhưng chi phí bỏ ra lại ít hơn rất nhiều so với tổng phí tổn trung bình tỉ lệ thôi việc của nhân viên, hoặc thậm chí là phí tổn trung bình để trả cho một nhân viên nằm viện vì COVID-19 (ước lượng là trong khoảng từ 51,000 đô cho đến 78,000 đô).

Chúng ta cần một hệ thống chăm sóc sức khoẻ với giá thành hợp lý, dễ tiếp cận, và dễ dàng áp dụng đối với nhu cầu của mọi người. Mặt khác, doanh nghiệp có thể nâng cao kỹ năng lãnh đạo ngay từ bây giờ bằng cách quan tâm hơn đến với sức khoẻ của nhân viên mình.

Dự trù trước nhu cầu của nhân viên

Đã từ rất lâu, bảo hiểm sức khoẻ được xem như là một phúc lợi tất yếu mà nhân viên cần phải có trong tất cả các ngành nghề. Một cách toàn diện, COVID-19 đã cho ta thấy nhiều điểm thiếu sót trong cách mà các tổ chức đang thực hiện điều này. Khi một nhân viên bị nhiễm COVID-19, nó sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền lan rộng ra toàn tổ chức, chứ không phải chỉ là chuyện của một cá nhân nào đó. Năng suất giảm vì toàn công ty phải cách ly, chi phí phát sinh vì chi trả cho nghỉ phép có lương theo chỉ thị, và thậm chí là niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp cũng bị giảm sút.

Rõ ràng rằng ngày nay, nhân viên có nhu cầu được biết các giải pháp tốt hơn trong bối cảnh COVID-19, nhưng còn các năm tiếp theo thì sao? Những ảnh hưởng của COVID-19 sẽ còn kéo dài rất lâu nhiều năm về sau nữa. Đó có thể là những hệ quả đến với sức khoẻ tinh thần của con người, hay cơn khủng hoảng vì lạm dụng chất chẳng hạn.

Doanh nghiệp sẽ lấy lại được lợi nhuận và cải thiện văn hoá công sở nếu biết cách đưa ra các phúc lợi phù hợp với nhu cầu của nhân viên. Khám bệnh từ xa giờ đây chính là một phúc lợi cần phải có trong bất kì một kế hoạch bảo an nào; những dịch vụ khác như khám sức khoẻ tâm lý, vật lý trị liệu, kiểm soát các bệnh mãn tính, và chăm sóc sức khoẻ chuyên môn cho phụ nữ sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những điều này giúp định hình văn hoá công ty – nơi nhân viên được khuyến khích để đón nhận các phúc lợi chăm sóc sức khoẻ, cũng như tìm sự trợ giúp khi họ cần.

 Vì sao chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp?

Sự tác động trên mô hình toàn quốc

Các doanh nghiệp có thể tác động rất nhiều đến với các công ty dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Ví dụ, vào năm 2013, cộng đồng doanh nghiệp Vermont đã lên tiếng phản đối hệ thống chính phủ thu thuế ở bang của họ, nó đã tạo nên một làm sóng rất lớn, và kế hoạch cuối cùng đã thất bại.

Rất nhiều tranh cãi về chính sách sức khoẻ tại các bang và liên bang ngày nay; đáng buồn thay, đều giống như trường hợp trên. Tuy nhiên, nhu cầu của doanh nghiệp đã thay đổi một cách đáng kể trong hơn một thập kỷ qua. Nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng rằng các chính sách về sức khỏe đã tác động đến lợi nhuận ròng của họ trong thời gian vừa qua. Giờ đây, chúng ta sẽ có một cơ hội khác để hỗ trợ chính sách quốc gia, khiến giá thành các chi phí bảo an sức khỏe trở nên hợp lý, cũng như giúp nhiều nhân viên dễ dàng tiếp cận với nó hơn.

Tổng thống được bầu Biden đã đưa ra phương án cải cách đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), và mở rộng tính khả thi cho các phương án lấy nền tảng là thị trường của những tổ chức hiện nay đang sử dụng bảo hiểm chi trả cho nhân viên. Mặc dù những gói bảo hiểm này có chi phí hợp túi tiền với hàng triệu nhân công nước Mỹ, nhưng chúng cũng khiến cho mạng lưới hệ thống trở nên hạn chế và eo hẹp hơn.

Khi chính phủ đang ban hành những chính sách mới, thì doanh nghiệp có thể chi trả cho những gói bảo hiểm hợp túi tiền hơn bằng cách ủng hộ bất cứ cải cách đạo luật ACA nào, bao gồm ba chỉ thị sau:

  • Giảm chi phí bảo hiểm và đồng trả bảo hiểm cho những nhân viên có thu nhập vừa và thấp, chứ không chỉ riêng những nhân viên cho thu nhập cao.
  • Giới hạn sự lưu hành của mức miễn thường bảo hiểm – điều mà có thể làm giảm chi phí bảo hiểm ngắn hạn, nhưng cũng làm giảm các gói bảo an có giá trị cao khác dài hạn.
  • Gia tăng sự tiếp cận đến với đội ngũ y bác sĩ bằng cách hợp tác trực tiếp với hệ thống y tế, hoặc ủng hộ bảo hiểm nhà nước.

Những ưu tiên cần lưu ý trong mùa dịch

Các doanh nghiệp đang cho thấy rằng họ có thể lãnh đạo tốt và kiểm soát vấn đề về sức khỏe cho nhân viên trong mùa dịch – từ những cửa hàng gia đình nhỏ lẻ ở địa phương nhanh chóng thích nghi với kiểu mô hình kinh doanh an toàn hơn, cho tới những chuỗi doanh nghiệp trên toàn quốc như Walmart và Target cũng đang củng cố chỉ thị đeo khẩu trang trong các cửa hàng của họ.

Theo nhiều cách khác nhau, COVID-19 đang tạo cơ hội cho chủ doanh nghiệp biết cách sửa chữa những khiếm khuyết và cải thiện hơn nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho chính nhân viên của mình. Họ đang dần dần nhận ra rằng, đầu tư vào sức khỏe của nhân viên chưa bao giờ là một quyết định thiếu sáng suốt. Cũng giống như tổng thống tiền nhiệm Obama nói về đạo luật ACA trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Oprah rằng: “Không cần biết bảo hiểm y tế của bạn tốt ra sao. Khi mọi người xung quanh bạn không khỏe, thì chính bạn cũng đang gặp rủi ro”. Đó là những từ cần được ghi nhớ và lưu giữ, vì giờ đây, ai ai cũng đang rất quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân mình.

–HR Insider/Theo Fast Company–

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers