adsads
10 1200x900 1
Lượt Xem 32 K

Review cuối năm hay đánh giá năng lực cuối năm là cụm từ gây hoang mang và áp lực cho nhân viên công sở. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lương, thưởng, chức vụ và bạn phải đối mặt trực tiếp với cấp lãnh đạo. Gạt bỏ tâm lý lo lắng, bạn hãy tự tin giao tiếp, hạn chế dùng những câu từ sau đây để giúp khả năng bản thân tỏa sáng.

 

1. “Đó không phải lỗi của tôi “

Bạn cần biết rằng, cấp trên không đủ thời gian để nghe bạn giải thích vì sao phần lỗi không phải do bạn gây ra. Cách nói này không những khiến bạn bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, đùn đẩy trách nhiệm mà còn khiến bạn bộc lộ khuyết điểm không có năng lực giải quyết tình huống và không đủ bản lĩnh. Thay vì chối bỏ, bạn hãy ghi nhận lỗi lầm và đưa ra phương án giải quyết và hứa hứa hẹn thay đổi.

 

2. Không nên nói “đồng ý” quá nhanh với mọi ý kiến của sếp

Đôi khi việc đồng ý với mọi lời nói của sếp không giúp bạn được đánh giá cao. Hãy thành thật và trung thực. Nếu bạn muốn bác bỏ phản hồi hoặc ghi nhận phản hồi của họ, trước tiên bạn hãy bình tĩnh lắng nghe, phải thật sự suy nghĩ, cho họ thấy rằng bạn đang cân nhắc. Sau cùng, quan trọng nhất là bạn phải trình bày rõ lý do tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý. Sếp luôn đánh giá cao những người có quan điểm riêng.

 

3. Không nên đưa ra những lời chất vấn

Khi nói về những chủ đề tế nhị như lương bổng, chức vụ, bạn không nên nói rằng “sếp đã hứa…”, “sếp đã nói…” hay “vì sao sếp không nói rõ ràng”… Điều này không giúp bạn lật ngược tình hình hay đạt được nguyện vọng, mà còn thể hiện bạn là người không có định hướng hay đổi lỗi và không có năng lực.

 

4. Hạn chế tối đa lời nói thể hiện sự tự kiêu

Thể hiện rõ quan điểm khi giao tiếp là điều tốt, nhưng bạn đừng vì tự tin quá mức, muốn thể hiện bản thân mà làm cấp trên không hài lòng. Nếu bạn có ý kiến trái chiều với sếp, bạn có thể trình bày với thái độ thiện chí, muốn góp ý nhưng cũng muốn lắng nghe chia sẻ của sếp. Như vậy buổi review sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

 

5. Không rũ bỏ thành tích đạt được cho người khác

Khi nhận được lời khen ngợi, bạn đừng vội nói rằng đó là thành quả của cả nhóm, sự đóng góp của bạn rất ít ỏi. Điều này thể hiện sự khiêm nhường nhưng thực sự không tốt cho kỳ review. Bởi đây là lúc quan trọng nhất để chứng minh giá trị mà bạn mang lại cho công ty. Hãy nói rằng cảm ơn sự ghi nhận từ sếp, bạn đã cố gắng hết mình và rất tự hào về thành tích này.

 

6. “Điều này không công bằng”

Khi nghe một điều gì đó từ sếp, bạn cảm thấy không thoải mái, bạn cần phải làm rõ ràng và không nên nói rằng “điều đó không công bằng”. Câu nói đó chỉ khiến cho sếp cảm thấy bạn là người cảm tính, chủ quan. Thay vì như thế, hãy làm rõ vấn đề rằng vì sao bạn thấy không công bằng và nguyện vọng của bạn là gì.

 

7. Trực tiếp hỏi về vấn đề tăng lương

Mặc dù, kỳ review cuối năm là thời điểm tuyệt vời để bạn gợi ý việc tăng lương, nhưng nếu chỉ đòi hỏi như thế sẽ không thể giao tiếp và thuyết phục được bất kỳ ai. Điều bạn cần, là chứng minh bằng những việc bạn đã làm, bạn mang giá trị thế nào cho công ty. Từ đó, giúp sếp nhận thấy xứng đáng được tăng lương hoặc thăng chức.

 

8. “Điều đó không nằm trong mô tả công việc”

Nếu nói rằng một số nhiệm vụ không nằm trong mô tả công việc của bạn và bạn từ chối đảm nhận nó có thể khiến bạn giống như đang cố trốn tránh, đùn đẩy. Thay vào đó, hãy khéo léo giao tiếp và cho cấp trên biết rằng dù nó không nằm trong mô tả công việc nhưng bạn luôn sẵn sàng đảm nhận và làm thật tốt. Điều này sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên hoạt bát, ham học hỏi.

 

9. Không được nói xấu về đồng nghiệp

Nếu là buổi trò chuyện thông thường, bạn có thể nói về đồng nghiệp của mình, nhưng trong ngày review thì không. Bạn cần tập trung để chứng minh năng lực và những gì bạn đã làm hơn là nói về đồng nghiệp của mình.

 

10. Không được trả lời “Tôi biết” với những câu hỏi mang tính xây dựng

Bạn có biết trong một số trường hợp, “tôi biết” được hiểu giống như “thì sao nào”, “tôi biết nhưng tôi không muốn ghi nhận”… Từ ngữ này nghe như một lời thách thức với cấp trên. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị sẵn những điều sẽ trình bày, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và cách khắc phục nhược điểm.

 

11. “Tôi không giỏi về lĩnh vực đó”  

Đừng nói rằng đây “không phải chuyên môn của tôi”, “tôi không biết về nó”… Đánh giá năng lực không chỉ nhìn nhận những gì đã làm mà còn là tiềm năng về sự thay đổi và phát triển của bản thân. Bạn cần cho cấp trên thấy rằng, bạn sẵn sàng đảm nhận những công việc mới và sẵn sàng thực hiện nó thật tốt.

Trên đây là 11 điều không nên nói trong kỳ review cuối năm, hy vọng sẽ giúp bạn thể hiện được bản thân và đạt được kết quả như mong đợi.

>>> Xem thêm: Phát triển sự nghiệp khi bị “sếp” ngó lơ, tưởng khó mà hóa ra dễ không tưởng

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers