adsads
stress co phai la van de khi ban lam viec tu xa 3
Lượt Xem 2 K

 

Stress ở môi trường làm việc hoàn toàn khác biệt

Phương thức chúng ta làm việc hiện nay đã thay đổi mới mẻ hơn. Không phải tất cả các công việc đều bắt đầu vào lúc 9h sáng và kết thúc lúc 5h chiều. Trung bình cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người lựa chọn làm việc từ xa thay vì đến công sở mỗi ngày. Rất nhiều công ty thành công với chỉ một nhóm hoạt động từ xa, không văn phòng cũng như địa điểm tập trung cố định. Lý do các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn phương thức làm việc từ xa này là bởi tính tiết kiệm, giảm thiểu bớt chi phí thuê văn phòng, môi trường thân thiện hơn, và nhiều cơ hội để nhân viên có một lối sống linh hoạt hơn. Tất cả những yếu tố này trở nên hấp dẫn trong suốt quá trình tuyển dụng.

Khoảng 20 năm trước, chỉ có 1% dân số thế giới truy cập được Internet. Hiện nay, 40% dân số thế giới đã có thể sử dụng mạng Internet, mọi người với thiết bị truy cập mạng đều có cơ hội trở thành một nhân viên làm việc ở khắp toàn cầu. Không chỉ với sự bùng nổ của Internet, việc phát triển các phần mềm, công nghệ hiện đại cũng góp phần giúp quy trình làm việc từ xa trở nên hiệu quả hơn. Các phần mềm như Hubstaff sẽ hỗ trợ giám sát tiến độ công việc, hoặc Slack là một mạng giao tiếp trực tuyến được sử dụng bởi các công ty ở nhiều quốc gia.

Khi môi trường làm việc thay đổi, biểu hiện của stress cũng có nhiều sự biến đổi.

Các vấn đề với stress của một nhân viên làm việc từ xa

Vì khái niệm làm việc từ xa vẫn còn tương đối mới, có rất ít dữ liệu thống kê liệu hình thức này giúp giảm bớt hay làm tăng nguy cơ gây ra stress. Tuy nhiên, chúng ta hãy tỉnh táo nhận thức được rằng stress có thể phát triển ở bất kỳ biểu hiện nào. Với một nhân viên làm việc từ xa, điều này lại càng khó để nhận biết hơn. Người quản lí cần những cách thức mới để giao tiếp với nhân viên của mình, giúp họ cảm thấy thoải mái nhưng vẫn giữ được lập trường của mình. Dưới đây là một số vấn đề mà những người làm việc từ xa thường hay gặp phải:

1. Không tương tác với xã hội

Những người làm việc từ xa sẽ thường xuyên cảm thấy cô đơn do thiếu sự tương tác trực tiếp. Không như ở công sở, họ có thể trao đổi với đồng nghiệp vào giờ trưa, cùng đồng nghiệp dạo phố mỗi cuối tuần. Nếu tất cả hoạt động giao tiếp đều được thực hiện thông qua máy tính hoặc điện thoại, sẽ rất khó có những cuộc trò chuyện thông thường diễn ra.

2. Khả năng làm việc lâu hơn

Nếu tất cả công việc được thực hiện trên chiếc máy tính xách tay của bạn, ngay trong nhà bạn, thì nhiều khả năng bạn sẽ phải làm việc lâu hơn bởi không có bất kỳ ai ở đó để giám sát bạn. Một nhà quản lý không thể làm trái quy định giữ nhân viên của mình ở lại lâu hơn, do đó nhân viên văn phòng luôn có thể ra về đúng theo giờ thông lệ. Làm việc từ xa sẽ khiến bạn phải làm với thời lượng lâu hơn cho đến khi nào bạn hoàn thành công việc của mình, dẫn đến tình trạng mỏi mệt và kiệt sức.

3. Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Làm việc từ xa giúp cho bạn cân bằng cuộc sống của mình linh hoạt hơn. Tuy nhiên, nếu có ai đó đang lựa chọn làm việc ngay tại nhà, điều này sẽ xóa nhòa ranh giới giữa chuyện nhà và chuyện công việc. Liên Hợp Quốc cho rằng đây là một trong những tác động tiêu cực của làm việc từ xa. Nó rất dễ gây ra sự căng thẳng và nhiều hệ quả xấu trong môi trường làm việc ngay tại nhà.

4. Không bộc lộ dấu hiệu stress rõ ràng

Khi làm việc trong môi trường công sở, bạn sẽ rất dễ nhận biết nếu một người nào đó có dấu hiệu bị stress. Những biểu hiện này có thể là sự gia tăng về mặt cảm xúc hoặc việc thiếu động lực làm một điều gì đó. Hoặc đôi khi, đó là các dấu hiệu dễ nhìn thấy được như quầng thâm, bọng mắt hay sự giảm cân đột ngột. Khi làm việc ở nhà, sẽ không có ai nhận ra những dấu hiệu này để cảnh báo bạn, trừ những thành viên gia đình hay bạn bè thân thiết.

Làm thế nào những người làm việc từ xa giảm thiểu stress?

Một trong những cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng stress là thực hiện các biện pháp giảm stress như các nhân viên văn phòng. Nghỉ ngơi, uống ít coffee và tập thể dục đầy đủ là tất cả những ý tưởng để giải quyết vấn đề căng thẳng nơi công sở, bất kể địa điểm làm việc của bạn là ở bất kỳ nơi đâu. Một số cách dưới đây có thể giúp quản lí khối lượng công việc và căng thẳng đó là:

1. Tạo ra thói quen và xác định những giới hạn

Có một không gian văn phòng riêng biệt tách rời khỏi nhà ở. Nếu như bạn không có không gian riêng, thư viện sách hoặc một quán café sẽ là lựa chọn lí tưởng dành cho bạn để tạo ra tách biệt giữa nơi làm việc mà nơi nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa là bạn đã xác định rõ ràng thời gian và không gian làm việc của mình. Khi bạn đã hoàn thành công việc trong ngày, đừng cố gắng mang laptop hay công việc về nhà.

2. Dành ra ngày nghỉ cho mình

Vì là một người làm việc từ xa, bạn sẽ cảm thấy chuyện mang laptop theo trong kỳ nghỉ để làm việc chẳng khác gì làm ở nhà. Tuy nhiên, với dân văn phòng đó lại là điều nghiêm cấm tuyệt đối. Hãy làm như thế để chắc rằng kỳ nghỉ thật sự là kỳ nghỉ đúng nghĩa, và bạn hoàn toàn tách biệt với công việc thường ngày.

3. Thảo luận vấn đề trực tiếp

Nếu như bạn cảm thấy rằng khối lượng công việc của mình đang quá tải, hãy nói chuyện với quản lí của mình. Sử dụng Skype hay Facetime để gặp trực tiếp là một cách để giao tiếp thân cận hơn với quản lí. Điều này cũng giúp người quản lí thấy rõ được rằng bạn đang thật sự stress đến mức độ nào.

4. Sắp xếp thời gian cho việc tương tác xã hội

Cho dù là bạn đồng nghiệp hay bất kì ai, hãy cố gắng dành ra một khoảng thời gian trong ngày để giao tiếp với mọi người xung quanh. Đôi khi bạn có thể hẹn hò bạn bè ra ngoài dạo phố, mua sắm vào cuối tuần. Những hoạt động này sẽ giảm thiểu trình trạng “cô đơn” của bạn khi phải liên tục làm việc từ xa một mình.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers