• .
adsads
10
Lượt Xem 33 K

Trong buổi phỏng vấn, “Tại sao bạn lại chọn công việc này” được xem là một câu hỏi khó và đòi hỏi ứng viên phải có sự chuẩn bị thấu đáo, cách trả lời phỏng vấn hoàn hảo để có được buổi thể hiện thật ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Khi nhận được câu hỏi phỏng vấn này, có thể bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng để trả lời. Đó có thể đơn giản là vì tôi thấy tôi phù hợp, hoặc vì tôi giỏi, vì tôi có kinh nghiệm 5 năm ở vị trí tương đương… Nhưng câu trả lời có thực sự đủ sức thuyết phục để nhà tuyển dụng chọn bạn hay không? Với những kinh nghiệm phỏng vấn dày dặn, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước để có được cách trả lời phỏng vấn đúng như mong đợi của nhà tuyển dụng.

Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

1. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi “ tại sao bạn lại chọn công việc này?”

Mặc dù các câu hỏi phỏng vấn đều không có một câu trả lời nào cụ thể, tuy nhiên nếu bạn nêu rõ và nhấn mạnh những điều sau, bạn sẽ thành công ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

1.1 Muốn tìm hiểu yếu tố thu hút ứng viên của công việc

Mọi người luôn muốn làm việc với người có chung định hướng hoặc tầm nhìn. Nếu may mắn tìm được công ty với sứ mệnh và giá trị cốt lõi phù hợp với bạn, hãy đề cập để khiến bản thân được đánh giá cao hơn so với đối thủ khác. Đồng thời họ sẽ cảm thấy thân thuộc và là cộng sự cùng họ đem lại thành công cho công ty.

Gợi ý  “Bản thân tôi ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có niềm đam mê với văn hóa truyền thống, tôi cũng biết công ty có cùng mục tiêu phát triển thiết kế theo kiểu truyền thống. Đây là yếu tố thôi thúc tôi trở thành một cá thể của công ty. Tôi nghĩ rằng với vị trí này, tôi có thể đóng góp một ít công sức cho mục tiêu chung này.”

Tại sao bạn lại chọn công việc này?

Thông qua “Tại sao bạn lại chọn công việc này?” tìm hiểu yếu tố thu hút ứng viên

1.2 Xem xét mức độ quan tâm của ứng viên đối với vị trí đó

Đừng ngần ngại mà hãy thể hiện sự đam mê và nghiêm túc của mình trong công việc cho HR thấy được. Nếu ứng viên thể hiện được tâm thái khát khao tìm tòi, học hỏi, không ngừng nỗ lực và đóng góp phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai, chắc chắn sẽ là điểm cộng rất lớn trong mắt người phỏng vấn.

Gợi ý “Bản thân tôi kể từ khi còn nhỏ đã có niềm đam mê sáng tạo  những ý tưởng táo bạo và độc đáo. Tôi thường xuyên đưa ra nhiều ý tưởng hữu ích cho chiến lược của công ty. Khi đi làm, tôi cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc sáng tạo nội dung và quảng cáo sản phẩm. Vì vậy, tôi rất muốn được làm việc ở vị trí này.”

Since I was in school, I have had a passion for writing and creating ideas. I regularly come up with many useful ideas for the company’s strategy. While working, I have also accumulated more experience in content creation and product advertising. So I would love to work in this position.

1.3 Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên

Để đi tìm lời giải cho câu hỏi không hề dễ mà cần phải có sự luyện tập thật nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, đừng chỉ nói mà hãy chứng tỏ bằng những dẫn chứng cụ thể cho các HR thấy được giá trị của bản thân bằng cách đề ra những mục tiêu ngắn và dài hạn của bản thân trong tương lai.

Gợi ý trả lời “Trước hết, tôi muốn đạt được vị trí chính thức và có cơ hội tham gia khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Mong muốn của tôi là trong 2 – 3 năm tới có thể trở thành kế toán trưởng có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao để đóng góp một ít công sức cho công ty.”

First of all, I want to get a full-time position and have the opportunity to take a short refresher course. My wish is that in the next 2-3 years, I can become a chief accountant with high professional and professional qualifications to contribute a little effort to the company.”

Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên

Đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên

2. Cách gây ấn tượng khi trả lời câu hỏi “tại sao bạn lại chọn công việc này?”

2.1 Cách trả lời phỏng vấn phải thể hiện rõ mục tiêu của bạn

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này chính là bạn nêu rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình. Bởi khi ấy, bạn sẽ làm nổi bật được sự tương đồng giữa bạn và vị trí ứng tuyển. Điều này còn giúp cho nhà tuyển dụng nhận thấy bạn là người có định hướng hẳn hoi, có sự cố gắng và đánh giá bạn cao hơn.

Gợi ý câu trả lời hay: “Với những kinh nghiệm làm việc trong 4 năm qua, tôi đặt mục tiêu cho bản thân mình trong 2 năm tới sẽ trở thành một Trưởng phòng Nhân sự tại quý công ty. Tôi nhận thấy những kế hoạch mà tôi vạch ra đều đúng với định hướng của công ty trong thời gian này. Vì thế, tôi sẽ cống hiến hết mình để mang lại những lợi ích tuyệt vời nhất mà công ty đang mong đợi.”

2.2 Thể hiện sở thích của bản thân có liên quan đến công việc đang ứng tuyển

Cách trả lời phỏng vấn tốt nhất cho câu hỏi này là bạn nên thể hiện rằng mình có nhiều cơ hội để rèn luyện và tạo ra được kết quả tốt nhất cho công việc. Sở thích và đam mê chính là phương tiện tốt nhất để bạn đánh bật ưu điểm của bản thân. Chắc chắc, không nhà tuyển dụng nào muốn từ chối một ứng viên có sự cầu tiến và có thể phát huy được thế mạnh của mình trong công việc.

Tại sao bạn chọn công việc này

Thể hiện sở thích của bản thân có liên quan đến công việc đang ứng tuyển

Gợi ý câu trả lời: “Như những gì được trình bày trong CV, tôi là người yêu thích phim ảnh và thường xuyên tham gia các khóa học, câu lạc bộ về quay dựng. Tôi nghĩ rằng, những đam mê của tôi sẽ giúp tôi ngày càng tiến bộ hơn trong công việc, nhất là khi đảm nhận vị trí Chuyên viên Media. Những sản phẩm của tôi luôn được trau chuốt và đầu tư hết mực, nên chúng ngày càng chất lượng hơn trước.”

As shown in my CV, I am a movie lover and regularly attend editing courses and clubs. I think that my passions will help me to progress more and more at work, especially when taking the position of Media Specialist. My products are always judged to be more and more professional than before.

2.3 Tăng ấn tượng cho cuộc phỏng vấn bằng cách thể hiện sự nhiệt huyết

Bên cạnh việc nêu mục tiêu, thể hiện đam mê cá nhân, bạn cũng nên thể hiện sự yêu thích với công việc đang ứng tuyển. Hãy thể hiện với họ bạn sẵn sàng làm việc hết mình, để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng chứ không phải chăm chăm vào mức lương mà họ đưa ra.

Gợi ý cách trả lời phỏng vấn: “Tôi biết rằng kinh nghiệm của bản thân còn khá ít nhưng tôi tin mình sẽ thực hiện thật tốt bởi tôi học hỏi rất nhanh. Không có khó khăn hay áp lực nào đánh bại được ý chí của tôi. Vì thế, tôi sẽ nỗ lực hết sức, phát huy hết kinh nghiệm đã có để mang đến những điều tốt nhất công ty.”

I know that my experience is quite small but I believe I will do it well. Difficulty or pressure that can’t beat me. I will hard work to bring out the best in the company.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

2.4 Cách trả lời phỏng vấn để nhà tuyển dụng thấy được sự khác biệt giữa bạn với các ứng viên khác

Bạn cần thể hiện rằng bạn khác biệt và bạn có thể mang đến những giá trị cho công ty mà các ứng viên khác không thể. Trong lúc trả lời phỏng vấn, bạn có thể cho họ thấy được thế mạnh của bạn là gì, thái độ của bạn với công việc ra sao hoặc một vài thành tích bạn đạt được ở vị trí tương đương. Tất nhiên, hãy chắt lọc để điều bạn trình bày phù hợp với vị trí mà công ty đang muốn ứng tuyển.

Tại sao bạn lại chọn công việc này

Cách trả lời “Tại sao bạn lại chọn công việc này” thể hiện sự khác biệt

2.5 Hiểu biết về doanh nghiệp là một điểm cộng

Trước khi bắt đầu phỏng vấn, bạn hãy chắc chắn rằng đã chuẩn bị thật kỹ về tài liệu của doanh nghiệp như lịch sử hình thành, phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp; Slogan, logo, các dòng sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, nghiên cứu và phân tích các trang mạng xã hội như Website, Fanpage, LinkedIn, Instagram, Youtube, Twitter,…

Đặc biệt, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, xem vị thế và định vị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu ứng viên có thể lồng ghép một cách khéo léo và logic trong câu trả lời của mình chắc chắn sẽ gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng khó tính.

Gợi ý “  Tôi nhận thấy thương hiệu thật sự vượt xa đối thủ nhưng vẫn còn thiếu một phần nhỏ để quảng bá trên thị trường. Đồng thời, tôi cũng dự định một số chiến lược tiếp thị để giúp đưa  dịch vụ và thương hiệu đến gần hơn nữa với khách hàng.”

2.6 Thể hiện những tác động tích cực của công việc đối với bản thân

Mối quan hệ giữa công việc và nhân viên có tính chất WIN-WIN hai chiều, đôi bên đều có lợi. Do đó, người phỏng vấn không chỉ quan tâm đến những cống hiến mà ứng viên có thể làm cho doanh nghiệp, mà còn phải xem xét liệu doanh nghiệp trong quá trình làm việc có ảnh hưởng tích cực gì cho bạn hay không. Bởi lẽ ứng viên sẽ thật sự nhiệt tình và tận tâm với nghề chỉ khi cả hai bên đều giúp nhau cùng phát triển.

Hy vọng rằng, với cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công việc này?”, sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và trở thành ứng viên được nhà tuyển dụng ưu tiên hàng đầu.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: SGS tuyển dụng, Bureau Veritas tuyển dụng, tuyển dụng Hasaki, Rita Võ tuyển dụng, Innisfree tuyển dụng, L’Oreal tuyển dụng, Shiseido tuyển dụngSociolla tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Cập nhật các việc làm tiềm năng phát triển mới nhất tại đây:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách tận dụng sức mạnh của Excel. Chỉ với vài cú...

Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers