Là một CEO và nhà sáng lập của một công ty công nghệ, tôi phải đương đầu với những gì mà cơn đại dịch tác động đến công ty, và cả những con người đứng sau bộ máy vận hành nữa. Và cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, công ty của chúng tôi đã không thể tránh khỏi bị tổn thất trong đợt càn quét đầu tiên của COVID-19. Việc sa thải nhân sự nhằm giúp công ty có thể trụ lại trong tình thế khó khăn như hiện nay là một quyết định không hề dễ dàng tại StreamSets. Quyết định này đến chỉ sau vài ngày khi chúng tôi đang ăn mừng vì đạt được một giải thưởng vô cùng danh giá mà khó ai có thể lấy được – giải thưởng Nơi Làm Việc Tốt Nhất. Chúng tôi đã rất vui mừng vì công ty đã có thể thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, nhưng ngay sau đó lại là quyết định cắt giảm nhân sự – thật là mâu thuẫn và trớ trêu thay! Tuy nhiên, thực tế đã cảnh tỉnh tôi một sự thật rằng, để có thể bảo tồn được quỹ đạo của doanh nghiệp cho tương lai nhiều năm sau này, chúng ta buộc phải có những quyết định mang tính dứt khoát và mãnh liệt.
Thông thường, khi có một thử thách vĩ mô nào đó, chúng ta sẽ dùng kinh nghiệm trong quá khứ để so sánh, và dự đoán cách giải quyết cho tương lai. Tuy nhiên, cơn đại dịch COVID-19 này không hề diễn ra theo chiều hướng như vậy. Các chuỗi cung cấp trở nên đầy biến động, khiến cho việc đưa ra quyết định trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Nhân tố con người cũng vậy, lực lượng nhân sự bỗng dưng phải đối mặt với hàng ngàn khó khăn trong cuộc sống, cùng nỗi lo rằng con virus này sẽ chẳng thể nào được kiểm soát nổi.
Đưa ra hành động mà vẫn phải duy trì được công ty đòi hỏi một sự cân bằng tinh tế giữa khả năng sống còn của doanh nghiệp và tinh thần mà doanh nghiệp hướng đến. Vì thế, chúng tôi đã mở rộng tầm mắt của mình, cố gắng phát triển mạch máu sinh tồn của doanh nghiệp theo cái cách mà vẫn phục vụ được khách hàng, có lợi nhuận, và giữ vững những giá trị cốt lõi của công ty nhằm đạt được những gì mà chúng tôi vẫn luôn tin tưởng.
Dưới đây là ba nguyên lý đã dẫn dắt chúng tôi vượt qua đợt sóng đầu tiên của cơn đại dịch này:
Thừa nhận khả năng của chúng ta đều có giới hạn
Đối với tôi, sự liêm chính bao gồm sự tin tưởng và tiết lộ thông tin: nói ra sự thật, nhưng vẫn phải thừa nhận sự hiểu biết của chúng tôi còn hạn chế. Tư duy này được kích hoạt khi tôi cân nhắc về nhu cầu cắt giảm nhân sự.
Chúng tôi nghĩ đến từng tổn thất, tính toán chi tiết cho bất kì sự cắt giảm nào có thể diễn ra. Nhưng trong cơn khủng hoảng mang tầm vĩ mô như COVID-19, cuối cùng tôi quyết định nên có một sự cắt giảm lực lượng nhân công, để có thể kiểm soát tốt hơn cho vận mệnh của chính công ty mình. Khi đối mặt với một quyết định khó khăn như thế, chúng ta thường có xu hướng chờ đợi và quan sát. Nhưng việc né tránh đưa ra quyết định dứt khoát sẽ dẫn đến sự trì trệ. Mà sự trì trệ trong khoảng thời gian đầy biến động sẽ dẫn đến thua cuộc. Và thua cuộc nghĩa là thất bại sau cùng của doanh nghiệp.
Mặc dù chúng tôi đã phân tích rất nhiều viễn cảnh “lỡ như”, nhưng với tư cách là một nhà lãnh đạo, tôi không thể để bất cứ điều gì không chắc chắn diễn ra tại công ty mình. Có một ranh giới mong manh giữa tính minh bạch và tiết lộ thông tin; và trong hoàn cảnh như thế này, ta rất dễ bị phân vân giữa hai yếu tố đó. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải nói ra sự thật để duy trì niềm tin và sự tự tin trong bộ phận nhân sự. Tuy nhiên, những gì bạn chọn để phơi này đòi hỏi bạn phải thừa nhận rõ giới hạn của mình là gì.
Chúng tôi quyết định chọn ra một nhóm phản ứng nhanh với tên gọi là “Outtrigger” (nghĩa là “Giá Đỡ”). Nhiệm vụ của nhóm là quan sát những gì đang diễn ra bên ngoài, chia thành 2 phe để bảo vệ và phản biện cho mỗi giải pháp có tính khả thi, và đưa ra càng nhiều thông tin lập luận tốt cho phe của mình. Việc nêu ra những gì chúng tôi biết, và hành động dựa vào những thông tin đó là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất cởi mở về những gì chúng tôi chưa biết – điều mà khiến cho việc đưa ra quyết định cuối cùng trở nên không được thoải mái; tuy vậy, nhân viên công ty lại rất trân trọng với sự thành thật này. Chúng tôi tạo cơ hội để nhân viên góp ý kiến vào cách giải quyết vấn đề, thay vì chỉ chăm chăm đưa ra một chỉ thị nào đó.
Đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục tồn tại
Khả năng xây dựng một nơi làm việc mà chúng ta có cơ hội đặt văn hóa lên hàng đầu dựa trên khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, khi tất cả được nói và làm, thì đồng tiền là số một. Các khoản đầu tư hiện đang khó khăn hơn trong bối cảnh lây lan toàn cầu của COVID-19, vì vậy chúng tôi cần tập trung vào khách hàng.
Khi bạn nghĩ về khách hàng, khả năng tồn tại của doanh nghiệp rất quan trọng; không có nó, bạn không thể phục vụ họ.Trên thực tế, việc xem khách hàng là trung tâm đang dần dần trở thành một trong những khía cạnh được chú trọng nhất ở các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối với đại đa số các doanh nghiệp, vấn đề cần ưu tiên trước kia là trân trọng khách hàng, trong khi vẫn chú trọng phần lớn đến phương pháp cải tiến và nghiên cứu – phát triển. Cơn khủng hoảng hiện nay đang chỉ cho chúng ta thấy một điều rằng, nên có một sự thay đổi – sử dụng công nghệ, trong đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, và ít chú trọng hơn đến phát triển dự án, trong khi việc làm hài lòng nội bộ, dường như sẽ không thể đáp ứng ngay nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Điều này không có nghĩa rằng các dự án cải tiến, phát triển và mang tính tinh lọc thiết yếu nên biến mất đi. Nhưng nếu không có khách hàng, thậm chí dù cho sản phẩm có tối tân ra sao thì cũng chẳng thể nào mà tiêu thụ được cả.
Sau cùng, chúng tôi quyết định giữ nguyên đội ngũ chăm sóc khách hàng, và đảm bảo những khách hàng hiện tại luôn cảm thấy hài lòng với doanh nghiệp. Chúng tôi cũng quyết định dự trù sẵn một vài dự án trong tương lai, trong khi vẫn tiếp tục duy trì những cam kết quan trọng đã đề ra trong thời gian ngắn hạn và trung hạn. Sau đó, chúng tôi phải đi đến kết luận không mong muốn cuối cùng. Điều mà đã gây ra nhiều tác động đối với những thành viên từng có thời gian gắn bó lâu dài và tạo dựng doanh nghiệp có được như ngày hôm nay.
Hướng tới bức tranh toàn cảnh phía trước
Lùi một bước để nhìn xa trông rộng. Sự hài lòng của khách hàng chính là yếu tố mật thiết để công ty tiếp tục bước về phía trước. Với nền kinh tế Đăng ký (Subcription economy) như hiện nay, chúng tôi thỏa thuận với khách hàng rằng họ có quyền chọn lựa tiếp tục đồng hành với công ty hay không; và kết quả là, sự hài lòng của khách hàng trở thành chìa khóa then chốt. Bằng cách cắt giảm các phương pháp nghiên cứu – phát triển và nhân sự, chúng tôi cũng đang từ bỏ sự phát triển thiếu hiệu quả. Sự cải tiến đóng vai trò rất quan trọng khi chúng tôi thành lập công ty. Và, mặc dù đó là một trong những giá trị cốt lõi của công ty, nhưng nó lại xếp sau bức tranh toàn cảnh. Tuy nhiên, đây là một sự thay đổi không hề nhỏ trong cách tư duy cũng như trong suốt dòng chảy mà công ty đang theo đuổi. Đúng là quá trình tiếp nhận nhân sự mới thì không đem lại mấy hiệu quả; nhưng trong nghịch cảnh như hiện này, chúng tôi buộc phải nghĩ về quy trình tuyển dụng mà đem lại năng suất hiệu quả – hơn là thúc giục cho công ty phát triển. Đối với sự thay đổi này, chúng tôi đang áp dụng những phương pháp tuyển dụng mang tính có kết cấu và thuần túy hơn, nhằm chọn lọc được những nhân tài mới chỉ khi nào cần thiết.
Nhìn về phía trước còn có một hàm ý khác. Nó có nghĩa rằng lực lượng nhân sự vẫn đang được ủng hộ ngay cả khi họ đã rời công ty. Những nhân viên còn lại của StreamSets – sau khi biết tin về việc cắt giảm nhân sự, đã ngay lập tức bắt đầu giúp đỡ các đồng nghiệp mất việc tìm nơi thay thế mới, thay mặt công ty chủ động liên hệ với họ, thậm chí trong một vài trường hợp còn liên hệ tới những đối thủ cạnh tranh khác. Một nhân viên cũ đã viết thư cho đồng nghiệp của anh và cho biết rằng anh đã có lời mời làm việc mới: “Tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn vì bạn đã giới thiệu tôi. Điều này thật sự đã giúp tôi rất nhiều trong khoảng thời gian mà tôi không nhận được một cuộc điện thoại nào cả”.
Điều gì khiến cho một công ty trở thành “Nơi Làm Việc Tuyệt Vời Nhất”? Chưa bao giờ điều này được thể hiện rõ hơn lúc này, rằng, nơi làm việc không chỉ là một nơi để nhận phúc lợi hay đơn thuần là một tòa nhà không hơn không kém. Chúng tôi tin rằng đó là nơi quy tụ những người có một nhiệm vụ chung, và cùng chia sẻ một mục tiêu. Nơi mà mọi người đối xử với nhau bằng lòng chính trực và tôn trọng. Vào ngày mà công ty cắt giảm nhân sự, thực tế đã chứng minh rằng chúng tôi không chỉ là một nơi dùng để làm việc, mà còn là một lực lượng đoàn kết và gắn bó.
Nhìn về những thử thách phía trước trong cơn đại dịch chưa biết bao giờ mới kết thúc, cách tư duy linh hoạt để tiếp tục phát triển là một điều vô cùng quan trọng. Sức mạnh trong mỗi con người không được đo lường ở những gì xảy ra với chúng ta, mà ở cách chúng ta đối diện với nó. Tôi rất tự hào, biết ơn và trân trọng với cách mà đồng nghiệp của mình đã phản hồi với những cuộc gọi thông báo vô cùng khó khăn trong khoảng thời gian khó khăn này!
Đôi nét về tác giả |
---|
Girish Pancha là CEO và đồng sáng lập của StreamSets, một công ty tích hợp và quản trị dữ liệu. Girish Pancha là một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực dữ liệu, là người đã dành cả sự nghiệp để phát triển các sản phẩm thành công và sáng tạo, nhằm giải quyết thách thức trong việc cung cấp thông tin tích hợp như một nhiệm vụ quan trọng, giải pháp cấp doanh nghiệp. |
— HR Insider/Theo FastCompany—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.