• .
adsads
CV Bìa 3 T
Lượt Xem 2 K

Đối với CV dành cho người ở vị trí quản lý, thay vì cứ tập trung liệt kê thành tích đã có, bạn cần phải khéo léo trong việc thể hiện, để nhà tuyển dụng nhìn thấy được năng lực của bạn, có thể mang đến kết quả tốt hoặc lợi nhuận cho công ty. Sẽ rất khó cho bạn khi phải chứng minh ưu điểm của bản thân thông qua giấy tờ. Chính vì thế, để làm được điều đó, đòi hỏi bạn phải viết phần giới thiệu bản thân trong CV thật ấn tượng và khác biệt.

 

Hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong CV cho quản lý

Tính cách

Trước tiên, hãy cho họ biết bạn là người như thế nào. Bộc lộ tính cách của bản thân bằng việc miêu tả súc tích, nhấn mạnh vào đam mê và bản lĩnh của mình để gây ấn tượng. Bởi nhà tuyển dụng sẽ rất muốn biết, nhà quản lý tương lai mà họ sẽ tuyển là người ra sao, có phù hợp với doanh nghiệp và văn hóa của họ hay không.

Tuy nhiên, khi giới thiệu bản thân, bạn cần tránh việc thể hiện tính cách quá nhiều, chỉ nên chú trọng những tính cách  phù hợp với vị trí quản lý, như: Cầu toàn, luôn muốn hoàn thành mọi thứ dù có áp lực hay thử thách, đòi hỏi độ chính xác cao, thích kết nối mọi người…

Quá trình học tập và làm việc

Tiếp theo, cho họ biết bạn đã trải qua những môi trường thế nào. Hãy nhớ rằng, đây không phải đơn thuần là bạn nói với họ rằng bạn học ở trường gì, làm ở công ty nào, mà ở những môi trường đó bạn đã học được những gì, cũng như cống hiến những gì. Bạn nên khéo léo đưa vào một vài thành tựu đáng tự hào mà mình gặt hái được, tuy nhiên đừng vội kể quá nhiều nhé!

Những thành công đạt được

Đây là bước quan trọng nhất của phần giới thiệu bản thân trong CV đối với cấp quản lý. Nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn biết bạn đã làm được gì và sẽ làm được gì. Vì thế, hãy đưa ra những bằng chứng cụ thể về lợi nhuận, độ phủ của thương hiệu hay kết quả tốt nhất mà bạn đã mang lại cho nơi làm việc cũ. Song song đó, bạn nên đầu tư thời gian tìm hiểu về công ty mới và lập một định hướng phát triển ngắn hạn, để họ có thể dễ dàng thấy được năng lực của bạn.

Bên cạnh thành công về công việc, bạn cũng đừng quên đưa ra một số trường hợp thể hiện bạn có thể quản lý nhân sự và kết nối mọi người ra sao. Những thành quả của cả team cũng thể hiện phần nào bản lĩnh thật sự của bạn và đây cũng là điều mà nhà tuyển dụng muốn nhìn ở một quản lý tương lai.

Kỹ năng mềm mà bạn có được

Một người ứng tuyển vị trí quản lý sẽ không thể ghi trọn điểm nếu phần giới thiệu bản thân trong CV của họ không có các kỹ năng mềm. Vì việc sở hữu kỹ năng mềm sẽ cho thấy người đó có năng lực thế nào trong việc đẩy mạnh sự phát triển của công ty. 

Chính vì thế, bạn có thể nêu ra những câu lạc bộ, khóa học hay hoạt động bạn đã tham gia, để họ thấy bạn đã được rèn luyện và có đầy đủ tố chất của một người quản lý. Đó có thể là: Kỹ năng giao tiếp (communication skills), kỹ năng thích nghi linh hoạt (Flexibility), kỹ năng quản lý thời gian (time managenmen skills),  giải quyết khủng hoảng (rik-taking skills)… Chọn một trong những kỹ năng bạn cho là cần thiết và trình bày dễ hiểu nhất có thể.

Một số lưu ý khi giới thiệu bản thân trong CV

Bên cạnh những bước chi tiết để viết phần giới thiệu bản thân như trên, bạn cũng cần chú ý một số điều sau:

Hình ảnh ứng viên

Chân dung của bạn là thứ đầu tiên cần chuẩn bị khi giới thiệu bản thân trong CV. Nhà tuyển dụng sẽ rất chú ý nó và có thể xem đó lý do để họ có thể “chọn mặt gửi vàng”. Bởi hình ảnh cũng là phương diện để thể hiện sự trưởng thành, chỉn chu và không ít doanh nghiệp còn dựa vào “trông mặt bắt hình dong”. Nên, tốt nhất bạn cần chọn trang phục gọn gàng và nghiêm túc, gương mặt phải thật tự tin và thoải mái.

Với vị trí này, bạn có thể chọn lựa trang phục vest hoặc một bức hình đời thường nhưng thể hiện sự tự nhiên và tính cách của bạn. Đừng quên, ảnh phải thật chất lượng, không nhòe hay nền quá lòe loẹt nhé! Sự chuyên nghiệp cũng được đánh giá qua tấm ảnh này đấy!

Thông tin cá nhân

Dù giới thiệu bản thân trong CV bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, bạn cũng phải đưa ra những thông tin cơ bản để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn, bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email…

Để tạo sự chuyên nghiệp và coi trọng nhà tuyển dụng, bạn nên:

  • Sử dụng chữ in hoa và dùng cỡ chữ to hơn để làm nổi bật họ và tên.
  • Email không nên đặt quá trẻ con, cần dễ hiểu và dễ nhớ.
  • Các thông tin này cần trình bày ngắn gọn và dễ đọc, tránh dài dòng, tạo ấn tượng xấu cho người đọc.

Trình bày đẹp mắt, dễ hiểu và các thông tin giới thiệu bản thân trong CV cho quản lý rành mạch sẽ là một điều rất tuyệt vời trong mắt các nhà tuyển dụng. Hãy nắm vững những bước cơ bản trên để có một CV ấn tượng và sẵn sàng bước vào vòng trao đổi trực tiếp với họ nhé!

Tham khảo Wow CV để download mẫu CV đẹp hoặc tạo cv xin việc theo cách riêng của bạn.

  • Download mẫu CV đẹp và đơn giản tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và ấn tượng tại đây
  • Download mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp tại đây

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết phần kinh nghiệm việc làm trong CV cho cấp quản lý 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers