adsads
Untitled design
Lượt Xem 31 K

Bạn ngấp nghé tuổi “băm” nhưng vẫn đang loay hoay tìm ánh sáng hy vọng cho con đường sự nghiệp của mình? Trong khi bạn bè xung quanh bắt đầu có cuộc sống ổn định, xây dựng gia đình thì bạn vẫn đang long đong tìm bến đỗ công việc cho mình và không biết làm gì khi thất nghiệp. Nhưng tất cả không bao giờ là quá muộn, chỉ cần bạn cho bản thân mình cơ hội bắt đầu. Ở tuổi 30, bạn đã sẵn sàng để đón một tương lai mới?

Tuổi 30 có lẽ là khoảng thời gian đánh dấu nhiều biến chuyển trong cuộc sống. Nhiều người vẫn thường hay nói rằng, đây là thời điểm ta sẽ bắt đầu nghiêm túc với những dự định của mình, bắt đầu suy nghĩ đến việc kiếm tiền để ổn định cuộc sống và định hướng tương lai sau này. Thế nhưng, khi ở tuổi ba mươi, bạn đột ngột muốn tạo một bước ngoặt cho bản thân khi dũng cảm quyết định nghỉ việc, hoặc chấp nhận thất nghiệp dài hạn. Chẳng sao cả vì cuối đường hầm vẫn sẽ có tia sáng dành cho bạn, dù là nhỏ nhất. Làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30? Câu trả lời là hãy tích cực nghĩ về một tương lai tuyệt vời hơn khi bạn thử áp dụng kế hoạch cuộc đời sau 30 của mình theo các bước dưới đây:

 

#1. Đừng tạo thêm “drama” cho cuộc sống của mình

“Khi cuộc đời đóng lại cánh cửa lớn dành cho bạn thì biết đâu vẫn còn một cánh cửa sổ mở ra.” Thay vì ngồi luyến tiếc nhớ thương một thời “vàng son” trong sự nghiệp, hãy thử đứng dậy bắt đầu phấn đấu vì những điều bạn theo đuổi. Quá khứ là điều không thể thay đổi được nhưng bạn hoàn toàn có thể khởi đầu một tương lai theo cách bạn mong muốn. Do đó, đừng than vãn về vấn đề thất nghiệp của mình. Hãy dũng cảm đối mặt với nó, vạch ra kế hoạch bạn cần làm gì tiếp theo và bắt đầu quá trình “yêu lại từ đầu” nhé.

#2. Lên kế hoạch hoàn thiện bản thân mình

Bạn nghĩ thất nghiệp là không có việc gì để làm? Bạn hoàn toàn có thể tự tạo công việc cho mình chỉ cần bạn muốn. Hãy biến nó thành một công việc, công việc hiện tại của bạn là hoàn thiện bản thân để kiếm được một công việc mới. Xây dựng thói quen dậy sớm như khi đi làm, tham gia các khóa học có chứng nhận để nâng cao kỹ năng bản thân và thêm điểm cộng cho CV, nghiên cứu nhiều hơn, va chạm nhiều hơn để đúc kết bài học cho mình.

 

#3. Dành thời gian cho các mối quan hệ

Làm gì khi thất nghiệp ở tuổi 30? Kết thúc hay chỉ mới là bắt đầu?

Khoảng thời gian thất nghiệp ai bảo là nhàn rỗi và buồn chán? Bạn có thể tận dụng thời điểm này xem như một khoảng trống để đầu tư nhiều hơn vào các mối quan hệ. Hẹn gặp những người bạn đã “phủ bụi” quá lâu chỉ vì quá bận rộn, sắp xếp về quê thăm hỏi bố mẹ, người thân hoặc lên kế hoạch cho một chuyến du lịch nho nhỏ để gặp gỡ những con người mới. Cuộc sống của bạn biết đâu sẽ rẽ sang một bước ngoặt khác nhờ vào các mối quan hệ này?

 

#4. Cân bằng tài chính hợp lí

Mộng mơ về cuộc sống nhưng cũng đừng quên nhìn vào thực tế tình hình của mình hiện tại bạn nhé. Hãy kiểm tra tài khoản ngân hàng cá nhân, lên bảng cân đối tài chính và tập trung ưu tiên chi tiêu cho những điều cần thiết nhất, sau đó nếu có khoản dư bạn có thể dùng để tự thưởng cho bản thân mình. Tài chính luôn là vấn đề quan trọng trong thời gian bạn thất nghiệp. Đừng quên rằng khoảng thời gian thất nghiệp của bạn chưa biết sẽ kéo dài bao lâu, vì vậy dù tận hưởng mấy hãy cố gắng tránh “vung tay quá trán” nhé.

 

#5. Trân trọng từng khoảnh khắc cuộc sống hiện tại

Thái độ tích cực suy cho cùng vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu bạn không kiên cường và lạc quan trong thời điểm mình khó khăn nhất, thì bạn không thể tận hưởng niềm vui và hào quang trong thời điểm mình rực rỡ nhất. Đừng để những khó khăn trước mắt quật ngã bạn. Hãy tự nhủ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Trân trọng mọi thứ để rồi vươn tới thứ lớn hơn, cuộc sống rồi sẽ đáp trả lại cho bạn những gì bạn dành cho nó.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình.
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS
adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers