adsads
Untitled design 1
Lượt Xem 5 K

Đã bao lần bạn ngồi trước màn hình máy tính ra vẻ tập trung nhưng đầu óc thì trống rỗng? Hay đã mấy hôm bạn bước vào phòng brainstorm nhưng vẫn luôn trì trệ không thể “đẻ” ra nỗi ý tưởng? Đừng vội lật bàn, từ bỏ và đi kể khổ với đồng nghiệp, trước khi bạn quay lưng với công việc, hãy thử niệm ngay 4 câu thần chú dưới đây để vượt qua áp lực công việc một cách hiệu quả không tưởng nhé.

 

#1 Vui thôi đừng vui quá!

Đôi khi làm việc trong thời gian dài sẽ khiến tinh thần bạn cảm thấy uể oải và khó để liên tục hoạt động hiệu quả. Tạm thời thưởng cho bản thân đôi ba phút “giải sầu”, làm điều mình thích để thư giãn xả stress là một ý tưởng tuyệt vời giúp bạn phục hồi năng lượng. Tắt màn hình máy tính và bước ra ngoài văn phòng đi bộ khoảng 5 phút, hoặc rủ rê đồng nghiệp đặt đồ ăn vặt hay trà sữa mát lạnh cho buổi chiều, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn so với việc phải dán mắt vào máy tính suốt 9 tiếng đồng hồ, cố ép buộc bản thân làm cho xong việc rồi về đấy!

Tuy nhiên, vui thôi đừng vui quá! Hãy nhớ rằng bạn vẫn còn công việc phải giải quyết. Nếu bạn kéo dài cuộc vui xả stress, đồng nghĩa với việc bạn phải “vắt chân lên cổ” mà chạy khi deadline tới gần. Liệu lúc đó kết quả công việc có tốt như bạn kỳ vọng? Câu trả lời chắc chắn là không! Vì vậy, bạn nên xây dựng thói quen đưa ra giờ “giới nghiêm” để bản thân mau chóng trở lại với công việc. 15 phút là mức thời gian hợp lý để bạn nghỉ ngơi trong một ngày làm việc. Hãy thử đặt lịch nhắc nhở hoặc viết ra một tờ giấy ghi chú và đảm bảo rằng bạn sẽ luôn có một khoảng giờ giấc thư giãn cố định vào mỗi ngày làm việc.

 

#2 “Em” chỉ là người đến sau!

Bạn cảm thấy áp lực công việc hiện tại quá sức với bản thân? Đừng vội nản lòng, hãy hít sâu một hơi và “dằn mặt” với thử thách hiện tại của bạn rằng: “Em” chỉ là người đến sau! Trước khi đụng độ nhiệm vụ bất khả thi này, hãy thử điểm lại xem bạn đã đạt được những thành tựu nào trong quá khứ. Dù bạn đang ở vị trí gì, thì ít nhất bạn cũng đã từng gặt hái một điều  gì đó cho con đường sự nghiệp của mình.

Vì vậy, không việc gì bạn phải nản lòng với công việc hiện tại. Hãy tự nhủ với bản thân bạn chỉ cần thêm một chút can đảm, sự kiên nhẫn và chỉ dẫn từ lãnh đạo hoặc đồng nghiệp để vượt qua thử thách thôi. Bạn đã từng mạnh mẽ như thế nào để “thổi bay” mọi áp lực trước đây, thì bây giờ bạn vẫn hoàn toàn có thể chinh phục nhiệm vụ “nhỏ như con thỏ” này!

 

#3 Không có người thất bại, chỉ có kẻ ngại hỏi!

Mỗi khi bạn đang gặp áp lực công việc, bạn đều chần chừ đặt ra vấn đề với mọi người xung quanh. Hàng trăm nghìn cảm xúc chạy qua đầu khiến bạn phải nói không khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. Bạn ngại làm phiền đến họ hay vì bạn cảm thấy bản thân mình trở nên kém cỏi, thiếu cạnh tranh khi cần sự giúp đỡ?

Nhưng hãy thử hoán đổi vai trò, bạn là những người xung quanh xem sao. Liệu bạn có biết rằng họ cũng đã từng trải qua một thời như bạn? Họ cũng đã gặp phải tình huống này, xử lí nhiệm vụ này hay đối mặt với khó khăn mà bạn đang gánh chịu. Và khi bạn tiếp cận họ bằng sự chân thành yêu cầu được giúp đỡ, mọi người sẽ luôn đồng cảm và sẵn lòng hỗ trợ bạn tức thì. Thậm chí biết đâu, một số đồng nghiệp còn nắm được hướng giải quyết nhưng lại ngại chủ động chia sẻ với bạn, vì cho rằng bạn muốn tự xử lí một mình? Vì vậy, đừng ngại khi yêu cầu một ai đó giúp đỡ bạn, một lời nói hữu ích sẽ phá vỡ trạng thái bế tắc của bạn hiện giờ.

 

#4 Không gì là không thể!

Nghe có vẻ “xưa như Trái Đất” nhưng đây vẫn luôn là câu nói khích lệ tinh thần hiệu quả nhất trong mọi trường hợp. Bằng cách này hay cách khác, cuối cùng bạn vẫn sẽ vượt qua được thách thức hiện tại. Cho dù kết quả có thể không hoàn hảo như bạn nghĩ hay bạn không đạt đủ KPIs đã đặt ra, nhưng nghĩ theo hướng tích cực, bạn đã cố gắng để không bỏ dở mọi thứ giữa chừng. Đó chính là một điều đáng để bạn tuyên dương bản thân rồi.

Do đó, hãy luôn động viên chính mình rằng: Chẳng có gì là không thể, chỉ là bạn không đủ cố gắng hoặc chưa từng thử thôi. Nếu kế hoạch A không ổn, chuyển sang kế hoạch B. Nếu cách 1 không hiệu quả, hãy thử làm cách 2. Luôn luôn có một hướng đi để bạn giải quyết mọi việc. Đừng vội từ bỏ mà hãy tự nhủ rằng, dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ thành công chinh phục cửa ải này.

Một tuần làm việc thì ít nhất bạn sẽ có khoảng một nửa số ngày muốn lật bàn, và than thở muốn nghỉ việc. Đôi khi công việc diễn ra không như bạn mong muốn khiến bạn rất dễ nản lòng và từ bỏ. Tuy nhiên, đừng quên bạn không phải là người duy nhất đang trong tình trạng như thế. Thay vào đó, hãy thử học thuộc lòng và làm theo 4 nguyên tắc trên. Biết đâu mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp hơn và bạn với công việc cuối cùng cũng “yêu lại từ đầu”!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers