adsads
2205.4
Lượt Xem 3 K

Trong khi bạn không phải giám sát bởi tất cả mọi người, tiếp quản vị trí của một ai đó thường có những tác động tích cực vào doanh nghiệp hoặc có khi tạo ra cảm giác thích thú nhưng lo sợ cùng một lúc. Điều đáng sợ là, theo báo cáo của McKinsey vào năm 2018, gần một nửa số lần chuyển đổi lãnh đạo thất bại. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh rằng 74% các lãnh đạo Hoa Kỳ và 83% các nhà lãnh đạo toàn cầu nghĩ rằng họ không chuẩn bị cho vai trò mới của họ và ít hơn một phần ba các nhà lãnh đạo này tin rằng các tổ chức của họ cung cấp đủ hỗ trợ trong các lần chuyển đổi này. Vì điều này, nó có thể sẽ tùy thuộc vào bạn để đảm bảo thành công của bạn khi bước vào một vai trò mới, nơi mọi con mắt đều đổ dồn vào bạn. 

Để tăng khả năng thành công, triển khai các chiến lược chính dưới đây:

Chuẩn bị thật kỹ trước khi bắt đầu

Bạn sẽ cần phải “tinh thông” công việc mới trước ngày đầu tiên. Điều này có nghĩa là hiểu và nhớ các sản phẩm của công ty, khách hàng quan trọng, thị trường dọc hoặc kiến ​​thức chức năng liên quan với lĩnh vực chuyên môn của bạn. Karen đã được thăng chức thành CFO – giám đốc tài chính của một công ty đại chúng lớn. Trong khi vị CFO trước đó – người rất được tôn trọng từ nhân sự từ trong công ty đến đối tác bên ngoài – đã nghỉ hưu sau gần một thập kỷ trong vai trò đó. Để kế nhiệm cho vị trí đó, Karen cần học các khía cạnh khác của tài chính, như thuế, ngân quỹ, bất động sản và giao dịch với cộng đồng đầu tư. Trong khi đó cô chưa từng có cơ hội tiếp cận với các khía cạnh rộng hơn của mảng tài chính trước đây với vai trò là phó chủ tịch tài chính. Cô đã nghiên cứu những lĩnh vực này trước khi bắt đầu vị trí mới, cô thường thức dậy lúc 5 giờ sáng để tập trung nghiên cứu trước khi đi làm. Nếu bạn có một khoảng thời gian dư giả trước khi bắt đầu vai trò mới, bạn nên dành chút thời gian để thư giãn sau khi vai trò trước đây, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn cũng dành thời gian để tăng tốc cho vai trò mới.

Làm sao để thành công khi bạn chuẩn bị lên vị trí kế nhiệm

Là chính mình

Đừng cố gắng bắt chước tính cách của người tiền nhiệm hay phong cách lãnh đạo của người quản lý hoặc chí là bắt chước một ai đó. Điều đó sẽ khiến bạn bị đánh mất đi chính mình và khiến người khác sẽ so sánh bạn với người tiền nhiệm. Trong khi Tim Cook xuất sắc lãnh đạo vị trí CEO như Steve Job đã từng, thì phong cách và phong thái bình tĩnh của TIm đã tạo nên điểm khác biệt, điều đó cho thấy rõ rằng ông không cần phải trở thành Steve Jobs để thành công.  

Christine Lagarde – cựu giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế – đã tiếp quản vào vị trí vào với chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu tháng 11 năm 2019. Khi bắt đầu vai trò mới, cô tuyên bố, “Mỗi một tổng thống đều có phong cách giao tiếp của riêng mình. Vì vậy, tôi biết một số bạn rất muốn so sánh, đánh giá và xếp hạng. Tôi sẽ có phong cách riêng của mình. Vì vậy, như tôi đã nói trước đây: Đừng diễn giải quá mức, đừng cố phỏng đoán, đừng tham khảo bất kỳ ai để bắt tôi theo họ. Tôi sẽ là chính mình.”

Hiểu và quản lý các mối quan hệ của các bên liên quan

Một yếu tố quan trọng trong thành công của bạn sẽ là khả năng thiết lập và quản lý hiệu quả các mối quan hệ giữa các bên liên quan, cả nội bộ công ty và đối tác. Điều này không chỉ biết những người này là ai, mà còn cả những gì họ quan tâm nhất, những gì họ mong đợi ở bạn và những gì họ quan ngại. Một số người có thể hoài nghi về khả năng của bạn để đề cao hơn hiệu suất của người tiền nhiệm. Bạn sẽ muốn gặp từng bên liên quan và hỏi những câu hỏi liên quan như:

Làm sao để thành công khi bạn chuẩn bị lên vị trí kế nhiệm

  • Theo quan điểm của bạn, ba ưu tiên hàng đầu của tôi nên là gì trong sáu đến 12 tháng tới, và thành công của bạn sẽ như thế nào?
  • Những mối quan hệ bên trong và bên ngoài nào là quan trọng nhất để hỗ trợ các ưu tiên này?
  • Bạn có mối quan tâm nào, và làm thế nào tôi có thể giải quyết chúng?

Một lựa chọn khác là “lôi kéo” một cố vấn điều hành để thay mặt bạn hỏi những câu hỏi này như là một phần của chương trình “assimilation coaching”, có thể giúp bạn có câu trả lời thẳng thắn hơn. Tuy nhiên, đây không phải là cách thay thế cho việc bạn gặp gỡ các bên liên quan để bắt đầu xây dựng các mối quan hệ thiết yếu.

Đánh giá nhóm

Với các ưu tiên hàng đầu của bạn, bạn sẽ muốn đánh giá xem bạn có đội ngũ phù hợp để cùng hoàn thành nhiệm vụ không. Điều này bao gồm việc tuyển dụng để lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào trong nhóm của bạn, cũng như trực tiếp giải quyết các vấn đề về hiệu suất để ngăn ngừa tiến trình của bạn. Anthony được thuê làm COO – giám đốc điều hành của một công ty dịch vụ tài chính đang phát triển nhanh chóng. Mọi người đã tin tưởng vào kinh nghiệm hoạt động dịch vụ tài chính  của anh ấy để giúp quy mô tổ chức. Anh ta thấy mình như “đám cỏ dại”, vì anh ta không giải quyết các vấn đề về hiệu suất với các cá nhân được chọn trong nhóm, và tránh xa các cuộc trò chuyện không nên. Điều này khiến anh ta phải trả giá đắt, anh ta trật khỏi những ưu tiên chiến lược mà anh ta đề ra và dẫn đến mức cuối cùng là  anh ta bị sa thải, trở thành một người lãnh đạo thất bại.

Suy xét suy nghĩ của bạn

Có một vị trí phải kế nhiệm có thể khiến bạn đặt câu hỏi về khả năng của chính mình và liệu bạn có những gì nó cần để đáp ứng tiêu chuẩn được đặt ra bởi người tiền nhiệm. “Hội chứng kẻ mạo danh” không phải là hiếm gặp, đặc biệt là khi bạn cao cấp hơn và phải đối mặt với những thách thức hoàn toàn mới. Ngay cả khi có bằng chứng để phản biện lại suy nghĩ của mình về sự ưu ái hay khả năng của bạn với vị trí đó. 

Một khía cạnh quan trọng khác của việc suy xet suy nghĩ của bạn là giải quyết niềm hoặc giả định hạn chế của bạn. Trong trường hợp của Anthony, anh ta có một niềm tin hạn hẹp rằng anh ta sẽ làm hỏng mối quan hệ của mình với những người khác, nếu anh ta giữ các thành viên không tốt trong nhóm và tham gia vào các cuộc trò chuyện ngoài lề. Nếu bạn có những giả định, hãy thiết kế những trải nghiệm an toàn  trước để kiểm tra tính hiệu lực của nó. Trong trường hợp của Anthony, anh ta nên nói chuyện với những người mà anh ta tôn trọng để giải quyết vấn đề chung của nhóm. 

Làm sao để thành công khi bạn chuẩn bị lên vị trí kế nhiệm

Tìm kiếm thông tin phản hồi và hỗ trợ liên tục

Tạo các vòng phản hồi với các bên liên quan chính để họ chia sẻ sớm về tiến trình diễn ra dù tốt hay kém để bạn có thể điều chỉnh thời gian thực hiện khi có thể. Hãy ghi nhớ, không phải ai cũng sẽ thích những gì bạn làm. Với nhóm của bạn, việc đưa ra phản hồi trực tiếp thường sẽ có rủi ro, vì vậy bạn cần cho phép nhóm của mình được phép rõ ràng với nhau. Sau đó, công việc của bạn là lắng nghe – nếu bạn không ủng hộ, hãy yên tâm rằng các báo cáo của bạn sẽ không được nghe thêm lần thứ hai và thay vào đó là nhận được thông tin bạn cần nghe. Khi bạn đang chuẩn bị lên vị trí kế nhiệm, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy rằng có rất ít người có thể tâm sự về những thách thức mà bạn gặp phải. Có một người cố vấn bên ngoài tổ chức, hoặc một huấn luyện viên điều hành – hoặc cả hai – có thể cung cấp phản hồi và quan điểm từ người ngoài hữu ích, cũng như cung cấp một không gian an toàn để chia sẻ những gì bạn thực sự nghĩ và cảm nhận.

Có một vị trí kế nhiệm là một cơ hội lớn, nhưng cũng đưa ra những thách thức. Sử dụng các chiến lược trên, bạn có thể chứng minh cho bản thân và những người khác rằng vị trí mà bạn sẽ kế nghiệm sẽ phù hợp với bạn.

 

>>Xem thêm: Mối quan hệ công sở: Là anh em cùng tiến hay chỉ là “cái bè” tạm thời

 

— HR Insider/Theo Harvard Business Review —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers