adsads
nhucc9bcc83ng dacc82u hiecca3cc82u chucc9bng tocc89 bacca3n dang la con ghecc89 trong macc86t secc82p 3
Lượt Xem 39 K

1. Bạn bị “quản thúc” đến tận chân răng

Dấu hiệu:

Mọi công viêc của bạn đều bị “sếp” theo dõi gắt gao, kỹ lưỡng, Sếp thường nhắc, hỏi thậm chí đòi deadline công việc trước cả thời hạn được giao. Bên cạnh đó, sếp của bạn cũng thường xuyên tỏ ra gắt gỏng khi vặn hỏi chi tiết công việc mà bạn làm và bắt bẻ đến từng tiểu tiết. Điều này khiến bạn có cảm giác rằng: “Sếp của bạn đang thiếu tự tin vào năng lực và khả năng hoàn thành tốt công việc được giao”.

Giải pháp:

Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem liệu có phải sếp của bạn cũng áp dụng tương tự với những người xung quanh không. Nếu có, đừng ngại góp ý thẳng thắn với sếp rằng: Quản trị chi tiết chỉ khiến năng suất công việc giảm xuống. Tuy nhiên, nếu bạn là người duy nhất, hãy nghĩ lại xem: “Liệu trong thời gian vừa qua, bạn đã gây nên lỗi lầm gì ảnh hưởng đến với công việc chung, khiến sếp mất niềm tin vào bạn như thế? Nếu đúng như thế, đã đến lúc để bạn chuộc lỗi của mình bằng “sự chủ động tối đa”. Chủ động nhắn tin báo cáo tiến độ, chủ động hoàn tất công việc trước thời hạn được giao và báo cáo.

2. Bạn không nhận được bất kì phản hồi công việc nào từ “sếp”

Dấu hiệu:

“Anh/ chị ơi! Anh/ chị có feedback gì về công việc của em không ạ?”

“Em cho triển khai bước tiếp theo nhé.”

Bạn nhiệt tình, bạn chủ động vô cùng. Nhưng cấp trên của bạn chỉ đáp lại bằng những cái seen lạnh lẽo. Bạn cảm nhận được một không khí vô cùng nặng nề khi sếp hồi đáp: “Để chút anh/chị xem”. Không một tiếng la mắng, không một lời khen, tất cả chỉ là một sự im lặng “chết chóc”.

Giải pháp:

Nếu công nghệ đã không giúp bạn nhận được sự phản hồi, hãy trở về phương pháp truyền thống: Gặp mặt trực tiếp, trò chuyện trực diện. Hãy nhờ sếp mở lại tài liệu bạn gửi và nhờ cấp trên sửa trực tiếp cho bạn. Nhớ cầm theo sổ tay để ghi chép lại. Cũng đừng quên hỏi nhẹ nhàng vì sao trong thời gian vừa qua, sếp lại xây tường băng cản lối giao tiếp với mình.

3. Bạn bị từ chối thẳng thừng khi đề nghị “tăng lương”

Dấu hiệu:

Trải qua 1 thời gian dài làm việc, ngày đánh giá cũng đã đến. Bạn mạnh dạn đề nghị sếp của mình tăng lương như 1 phần thưởng xứng đáng trong thời gian làm việc chăm chỉ vừa qua. Tuy nhiên, trái với kì vọng của bạn là lời từ chối thẳng thừng của sếp mà không có 1 lý do cụ thể nào cả. Tất cả những gì bạn nhận được chỉ vỏn vẹn 1 câu: “Em chưa xứng đáng”.

Giải pháp:

Hỏi thẳng với sếp của bạn những tiêu chuẩn nào để giúp bạn thoả mãn điều kiện tăng lương. Một người sếp tận tâm là một người sếp sẽ lắng nghe ý kiến của cấp dưới mình cũng như sẵn sàng giải đáp những thắc mắc cần thiết cho bạn. Điều này nhằm mục đích giúp bạn phấn đấu một cách có chiến lược hơn. Nếu câu trả lời vẫn chỉ là một câu nói bâng quơ thờ ơ đầy vô trách nhiệm, hãy cân nhắc việc bạn có nên tiếp tục đồng hành cùng anh/chị ấy hay không.

4. Bạn không nằm trong danh sách các cuộc họp quan trọng

Dấu hiệu:

Bạn có để ý rằng, thời gian gần đây, sếp của bạn thường xuyên báo huỷ họp với bạn đột xuất mà không rõ nguyên nhân? Kể cả khi bạn có nhắc anh/cô ấy về việc hẹn gặp vào 1 ngày khác, cấp trên của bạn vẫn cố tình lờ đi cho qua chuyện như không có gì. Nghiêm trọng hơn là bạn vô tình biết được những cuộc họp gần đây liên quan đến các dự án công việc đang tiến triển đều không có bạn trong email tham dự cuộc họp.

Giải pháp:

Như bao vấn đề trên, tiếp cận trực tiếp và hỏi thẳng sếp bạn chính là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn lời nói cho thật khéo và đừng nói bằng 1 luận điểm “khép tội” cấp trên của mình. Hãy cho sếp của bạn hiểu được lo lắng và băn khoăn của bạn hiện tại và bày rõ quan điểm của đôi bên để giải quyết được thuận lợi nhất.

Theo bạn, còn dấu hiệu nào cho thấy, sếp của bạn đang “ghim” bạn không? Hãy chia sẻ cùng HR Insider nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers