adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 5 K

Theo lý thuyết, 80% thời gian của Kiến trúc sư là dành cho công việc sáng tạo và thiết kế. Nhưng trên thực tế, liệu có phải các Kiến trúc sư thật sự chỉ cần “dính” với bàn làm việc là đủ? Hãy cùng chuyên mục Giải mã ngành kì này vén màn nghề kiến trúc sư với trăm ngàn nhiệm vụ “bất khả thi” này nhé!

 

#1 Tư vấn viên bất đắc dĩ

Tư vấn là bước đầu tiên của quá trình hình thành một công trình xây dựng. Để đáp ứng được mọi yêu cầu của chủ đầu tư, hay nói cách khác, để “bán” được bản vẽ, ngoài khả năng múa bút thần sầu các kiến trúc sư cần phải có kinh nghiệm tư vấn chuyên nghiệp. Từ việc phân tích, định hướng, tư vấn đầu tư, giải pháp quy hoạch, kỹ thuật, giải pháp vật liệu, đến cách quản lý và vận hành công trình. Kiến trúc sư phải nắm chắc trong tay mọi vấn đề từ A đến Á để bảo đảm luôn giải đáp được mọi thắc mắc chủ đầu tư cần.

 

#2 Nghệ thuật gia giàu cảm hứng

Sau khi lên ý tưởng và phác thảo sơ bộ, các kiến trúc sư sẽ nhập vai thành những nghệ thuật gia đích thực để bắt tay thiết kế bản vẽ. Nhiệm vụ nan giải nhất ở vai trò này đó là phải làm sao để có thể triển khai được những ý tưởng ban đầu phù hợp với thực tiễn xây dựng, cân bằng được giữa sáng tạo nghệ thuật và thực tế công trình.

 

#3 Chuyên gia hòa giải

Nghề kiến trúc sư – Tập 1: 5 "nhiệm vụ" mỗi Kiến trúc sư cần hiểu rõ

Chín người thì mười ý! Khi khách hàng có quá nhiều nhân vật chủ chốt, mỗi người một ý kiến và không ai đồng ý với ai thì buộc lòng kiến trúc sư phải nhảy vào cuộc để hòa giải, đảm bảo công trình thực hiện đúng tiến độ. Đôi khi, để làm hài lòng tất cả mọi người, công trình sẽ rơi vào tình trạng “đẽo cày giữa đường”. Nhưng khi có sự cố phát sinh, nạn nhân đầu tiên chịu trận dĩ nhiên lại là… kiến trúc sư!

 

#4 Họa viên “2 trong 1”

Vai trò chính của kiến trúc sư là đưa ra những ý tưởng thiết kế, giải pháp cho công trình chứ không trực tiếp sản xuất bản vẽ. Nhưng trên thực tế, vì nhiều lí do như kinh phí khách hàng có giới hạn, tính chất đào tạo mà các kiến trúc sư hiện nay thường kiêm luôn vai trò họa viên. Thời gian thì eo hẹp, nhưng bản vẽ thì chất chồng! Nhà đầu tư muốn các kiến trúc sư phải sống làm sao?

 

#5 Quản lí công trình, giám sát thi công

Ở nhiều công trình với quy mô nhỏ, việc kiến trúc sư thường xuyên “lăn lộn” ở công trường là chuyện hết sức bình thường! Xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như để bồi đắp kinh nghiệm, trình độ thợ hạn chế, chủ đầu tư can thiệp hay ban quản lý thiếu chuyên nghiệp, buộc lòng kiến trúc sư phải ra trận để bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình chào đời an ổn.

Còn đến hơn n vai diễn “lạ” mà các kiến trúc sư phải làm quen ngay khi bước chân vào nghề. Làm kiến trúc sư thoạt tiên chỉ thấy khổ ải trăm bề, nhưng trong đó vẫn có những lợi ích “sướng” đến không ngờ. Hãy cùng chờ đón tập 2 của chuyên mục Giải mã ngành để biết lí do vì sao nhà nhà đổ xô nhau đi học kiến trúc nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers