1. Đứa trẻ mang mác người lớn
Nếu là người phỏng vấn, bạn có quyết định tuyển dụng một ứng viên luôn kè kè bên cạnh mẹ mình, và liên tục hỏi “Tiếp theo con phải làm gì?”? Chắc chắn là không. Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng, bạn là một người độc lập, bản lĩnh chứ không phải một nhóc tì lên 5 luôn cần có mẹ bên cạnh.
2. Anh cho tôi những gì?
Một ứng viên có thể cống hiến những gì cho công ty nếu anh ta chỉ quan tâm vào những lợi ích mình sẽ nhận được? Đừng chỉ chú tâm đòi hỏi doanh nghiệp sẽ cho bạn những gì, dù là chuyến du lịch nghỉ mát, tăng lương hay thăng chức. Trước tiên hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những điều bạn có thể cống hiến.
3. Ứng viên biết tuốt
Một số ứng viên vì quá tự tin vào khả năng phân tích tính cách, suy nghĩ của nhà tuyển dụng đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên. Những gì bạn nhìn thấy chưa hẳn đã là sự thật bên trong. Đừng tỏ ra mình là một người biết tuốt. Hãy chú trọng vào yêu cầu công việc, thay vì cố gắng gây ấn tượng cá nhân với người phỏng vấn.
4. Ứng viên “ngơ ngác”
Bạn tới buổi phỏng vấn với vốn kiến thức về công ty mình ứng tuyển bằng 0? Nhà tuyển dụng sẽ chẳng ngần ngại gì mà đánh rớt bạn. Không có bất kì một nhà tuyển dụng nào muốn thuê bạn nếu bạn chẳng biết gì về công ty của họ.
Trước khi đến với buổi phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty mà mình ứng tuyển, và tự mình đặt ra những câu hỏi bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng. Điều này cho thấy bạn thật sự quan tâm đến công việc này. Tìm hiểu thêm những kiến thức bạn cần chuẩn bị trước khi bước vào buổi phỏng vấn thông qua cuốn ebook “Kiếm việc không khó” để không tự biến mình thành “con nai tơ” trong mắt nhà tuyển dụng.
5. Tôi là số 1
Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, bạn chỉ nên tập trung vào những yếu tố chủ chốt. Việc huyên thuyên quá nhiều dễ khiến bạn sa vào lạc đề, làm loãng câu trả lời. Và cho dù bạn có muốn nói về những điểm mạnh của bản thân đến đâu, hãy biết đâu là điểm dừng: chỉ nói khi bạn được hỏi và câu trả lời phải luôn đi đúng trọng tâm.
6. À, ừm, có lẽ, chắc là…
Trái ngược với tính cách ở trên, việc trả lời không đầu không đuôi cũng khiến bạn gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, việc ngập ngừng khi trả lời phỏng vấn khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn thiếu sự chuẩn bị, thiếu tự tin, hoặc bạn không hiểu rõ về bản thân và công việc. Hãy biết dung hòa giữa lắng nghe và trình bày ý kiến.
7. Ứng viên “đa năng”
Có một số ứng viên đi phỏng vấn cho một vị trí, nhưng lại gật đầu đồng ý khi được đề nghị một vị trí khác. Đối với nhà tuyển dụng, cách hành xử như vậy cho thấy bạn không hiểu rõ được bản thân, không biết mình muốn gì và thích gì. Nhìn xa hơn, việc không xác định rõ công việc yêu thích cũng cho thấy bạn không có kế hoạch nghiêm túc cho sự nghiệp của mình.
8. Ứng viên “siêu sao”
Dù bạn là một người mẫu nổi tiếng, một diễn viên đình đám…, ở trước mặt nhà tuyển dụng, bạn vẫn chỉ là một ứng viên như bao người. Đừng bao giờ yêu cầu mọi người phải chú ý đến mình, hãy học cách cư xử đúng mực nơi công sở. Đặc biệt, khi phỏng vấn nhóm, việc thể hiện những điểm mạnh của bản thân là điều tốt, nhưng hãy hạn chế việc “giành giật” sự chú ý của mọi người bằng những câu nói gây sốc hoặc những hành động thái quá.
Ngoài những câu từ “đại kỵ” này ra, bạn có thể tham khảo thêm những kỹ năng cần có cho một người sắp đi phỏng vấn tại cuốn cẩm nang “Kiếm việc không khó” của VietnamWorks và HR Insider phát hành. Đảm bảo bạn sẽ được tiếp thêm 100% tự tin với những kỹ năng trả lời thông minh, đàm phán lương hiệu quả, PR bản thân, và còn nhiều những thông tin bổ ích khác. Còn chần chừ gì mà không bấm ngay vào nút dưới đây để download miễn phí cuốn ebook này!
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.