Căng thẳng, áp lực khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và chán nản công việc. Hãy tham khảo 10 cách sau giúp bạn cảm thấy vui vẻ ngay cả khi đang ở sở làm.
1. Chọn sự vui vẻ
Hạnh phúc là sự lựa chọn. Thay vì đến công ty với một bộ mặt ủ rũ, nụ cười tươi sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ suốt một ngày làm việc.
Suy nghĩ một cách tích cực về công việc của mình. Chú tâm vào những khía cạnh mà bạn thích ở công việc bạn đang làm. Tránh những đồng nghiệp tiêu cực và cả những lời bàn tán. Tìm ra những người đồng nghiệp bạn thích và dành thời gian với họ. Những điều này góp một phần không nhỏ tạo nên niềm vui của bạn khi đi làm.
2. Làm những điều yêu thích mỗi ngày
Bạn có thể thích công việc hiện tại hoặc không, bạn có thể tin rằng mình sẽ tìm được sự đam mê trong công việc của mình hoặc không. Nhưng sự thật là bạn có thể.
Hãy xem xét lại bản thân mình, những kĩ năng và những gì bạn quan tâm, tìm ra một công việc mà bạn muốn làm. Nếu bạn làm những điều mình yêu mỗi ngày, công việc của bạn sẽ chẳng tệ như bạn nghĩ.
3. Chịu trách nhiệm với chính mình
Một số người hay phàn nàn rằng sếp của họ không làm gì nhiều để giúp họ phát triển kĩ năng nghề nghiệp của mình. Thay vì trông đợi vào cấp trên, bạn nên tự mình làm điều đó. Bởi chính bạn mới là người quan tâm nhất đến sự phát triển của bản thân. Hãy chịu trách nhiệm cho sự phát triển của chính mình, yêu cầu sự trợ giúp, hỗ trợ từ cấp trên. Bạn là người có được nhiều nhất nếu thăng tiến, nhưng bạn cũng mất nhiều nhất nếu cứ dậm chân tại chỗ.
4. Nắm bắt thông tin
Nhiều người than phiền rằng họ không có đủ sự giao tiếp và cũng không nắm được thông tin về những gì đang diễn ra trong công ty của họ, về những dự án, về đồng nghiệp. Bạn không thể cứ ngồi một chỗ và “há miệng đợi sung”. Hãy tích cực chủ động tìm kiếm thông tin cho mình.
5. Nhận phản hồi từ mọi người
Bạn có bao giờ hỏi đồng nghiệp “Sếp chẳng bao giờ nhận xét về mình cả, vì thế mình không biết những gì mình đang thể hiện có tốt hay không?” Hãy đối mặt với nó, bạn thật sự biết hiệu quả công việc của bạn như thế nào.
Nếu bạn cảm thấy tích cực về sự thể hiện của mình, bạn muốn nghe sếp công nhận điều đó. Nếu bạn cảm thấy không tích cực về công việc của mình, nghĩ cách làm sao để cải thiện và cống hiên cho công ty một cách chân thành. Sau đó, hỏi nhận xét của sếp. Nói với họ bạn thật sự muốn nghe đánh giá của họ. Hãy nói điều này với cả những khách hàng của bạn; nếu bạn phục vụ họ tốt, họ sẽ giúp bạn khẳng định.
6. Chỉ cam kết những điều có thể làm được
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến stress trong công việc chính là không thể hoàn thành đúng như những gì đã cam kết. Rất nhiều nhân viên phải dành thời gian để cáo lỗi cho việc này, và lo lắng về những hậu quả của nó. Thậm chí lượng thời gian đó còn nhiều hơn cả lượng thời gian họ dành để hoàn thành công việc mà họ đã cam kết.
Hãy hệ thống lại những kế hoạch, những công việc cần làm. Điều này giúp bạn xử lý công việc của mình một cách nhanh chóng. Đồng thời giúp bạn biết bạn có khả năng nhận thêm những nhiệm vụ khác hay không. Đừng tình nguyện vô tội vạ nếu bạn không có thời gian.
Nếu lượng công việc vượt quá lượng thời gian và sức lực bạn có, bạn có thể hỏi sếp mình để yêu cầu sự hỗ trợ. Đừng tự đắm mình trong vũng lời của những lời hứa bạn không thể thực hiện được để rồi chán nản công việc mà mình đã từng yêu thích.
7. Tránh sự tiêu cực
Chọn vui vẻ khi đi làm nghĩa là tránh những cuộc hội thoại tiêu cực, bàn tán và cả những người lúc nào cũng mặt nhăn mày nhó càng xa càng tốt. Dù cho bạn có cảm thấy tích cực, yêu đời như thế nào đi nữa, những người như vậy luôn có một tác động mạnh đến tinh thần của bạn.
8. Kết bạn
Môi trường làm việc là một cộng đồng những con người cùng chí hướng. Bạn không thể đến công ty, tự làm hết những công việc của mình sau đó ra về. Bạn cần có sự kết nối với mọi người. Kết bạn nơi công sở là một điều rất quan trọng. Đừng ngại ngùng, hãy bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp bằng một lời bắt chuyện chẳng hạn.
9. Can đảm trước khó khăn
Hầu hết mọi người thường không thích sự xung đột. Lý do rất đơn giản. Chúng ta chưa bao giờ được dạy để đối mặt với xung đột – những xung đột có ý nghĩa. Vì thế, khi nói đến xung đột, bạn thường liên tưởng tới cái gì đó đáng sợ, nguy hiểm.
Đúng là như vậy, nhưng có một điều bạn chưa biết, xung đột có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ công việc và cả tầm nhìn cá nhân của mình. Xung đột còn có thể giúp bạn phục vụ khách hàng và tạo nên những sản phẩm thành công.
Những người hạnh phúc luôn hoàn thành mục tiêu công việc của họ. Vậy tại sao tại để sự sợ hãi đẩy bạn ra xa khỏi việc đạt được mục tiêu và ước mơ? Kết bạn với xung đột, bạn hãy thử xem.
10. Tìm công việc khác
Biện pháp cuối cùng để giải quyết sự chán nản công việc là tìm kiếm công việc mới. Nếu tất cả 9 điều trên không thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc ở nơi làm việc, đã đến lúc bạn đánh giá lại sếp của mình, công việc hoặc cả sự nghiệp. Bạn không nên tốn thời gian làm những gì bạn không thích trong một môi trường không chuyên nghiệp.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.