adsads
lam gi khi khong co niem tin thanh cong 3
Lượt Xem 2 K

Đây là một tình huống mà phần lớn chúng ta sẽ đều phải đối mặt ít nhất một lần trong suốt con đường sự nghiệp của mình. Công ty đưa ra quyết định sẽ thực hiện một dự án mới và yêu cầu bạn hỗ trợ. Nhưng trớ trêu thay, bạn lại cảm thấy công ty đã đưa ra một quyết định sai lầm và bạn chẳng có chút niềm tin nào vào sự thành công của dự án này.

 

Thứ nhất, nếu bạn ra sức bán cho người khác một ý tưởng, sản phẩm mà bạn không hề tin nó sẽ thành công, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra điều đó. Uy tín của bạn sẽ theo đó mà ra đi. Thứ hai, nếu bạn đồng ý với quyết định của công ty, và bỏ qua những khúc mắc của mình, bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm . Nếu dự án này không thành công, bạn sẽ chẳng thể nào quay lại và nói “Ngay từ đầu tôi đã không đồng ý với quyết định này của công ty”. Mọi người sẽ hỏi ngược lại bạn ngay lập tức: “Vậy tại sao lúc đó bạn không nói?”. Một lần nữa uy tín của bạn bị giảm sút.

 

Dưới đây là một số điều bạn cần làm khi gặp phải tình huống này:

 

1. Xác định rõ sự vấn đề ở đâu: team hay dự án

Ngay đến cả những team giỏi nhất đôi khi cũng mắc phải sai lầm. Xác định xem bạn có vấn đề với dự án hay thực sự vấn đề nằm ở team mà bạn đang hỗ trợ. Nếu vấn đề là team, bạn cần phải xem lại mức độ tin tưởng bạn dành cho những đồng nghiệp của mình. Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy thoải mái hỗ trợ cho team mặc dù bạn chẳng hề tin tưởng dự án sẽ thành công. Hoặc cũng có lúc bạn sẽ thấy thật mệt mỏi khi làm việc chung với team mặc dù dự án gần như nắm chắc sẽ thành công. Tất cả nằm ở sự “hợp rơ” giữa bạn và team.

 

2. Xác định rõ quan điểm của bạn với dự án này

Bạn cực lực phản đối công ty triển khai dự án? Hay bạn chỉ không chắc về hiệu quả của nó? Trên thang điểm từ 1 đến 7 (1= hoàn toàn không tin rằng dự án sẽ thành công, 7= hoàn toàn muốn tham gia vào dự án), hãy tự chấm điểm cho mình xem bạn đang ở mức nào. 

 

3. Xem xét về sự thỏa hiệp

Rất có thể khi bạn chia sẻ với đồng nghiệp về những lo lắng của mình, họ sẽ hỏi bạn cần những điều kiện gì để đồng ý hỗ trợ cho dự án. Hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời. Vì nếu bạn không thể, điều này khiến họ nghĩ bạn chưa hề suy nghĩ thấu đáo về dự án này. Đồng thời, hãy chuẩn bị sẵn những gì bạn cần nói nếu bị bắt buộc phải hỗ trợ dự án.

 

4. Dự đoán trước điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sai

Đúng vậy, hãy nghĩ thật kĩ về trường hợp này. Nếu bạn nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, hãy chuẩn bị trước cho trường hợp chẳng may rằng bạn đã sai…và lúc đó bạn phải thật bình tĩnh. Trừ khi bạn dự định sẽ nộp đơn xin thôi việc, bạn vẫn phải tiếp tục làm việc với cả team và bạn muốn họ tôn trọng quan điểm của bạn, lý do đằng sau tại sao bạn làm như vậy và cách bạn giải quyết hậu quả.

 

5. Chuẩn bị sẵn sàng để nêu lên quan điểm của mình

4 bước ở trên là để chuẩn bị cho bước cuối cùng này. Cần rất nhiều sự can đảm và sự luyện tập trước mới có thể có đủ dũng khí nói với mọi người rằng bạn sẽ không hỗ trợ cho dự án. Nhưng bạn phải cho mọi người biết, bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ họ hết sức có thể, bạn chỉ không tin rằng dự án này sẽ thành công.

 

Công ty luôn đưa ra các quyết định, còn chúng ta đôi khi không thể cứ thuận theo mà phải đứng lên trình bày quan điểm của mình. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống sẽ xảy ra bởi vì lúc nào uy tín cá nhân của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

 

– HR Insider –

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers