adsads
Thiết kế không tên 7
Lượt Xem 2 K

Nếu bạn đã đi làm một thời gian, có lẽ bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp như Toglar. Anh làm việc cho công ty ngay từ khi mới ra trường và nhanh chóng thăng tiến lên vị trí điều hành. Và sau khi nắm giữ vị trí điều hành 18 tháng, quản lý trực tiếp của anh rời công ty và cô ấy đề cử anh để thay thế.

Nhận được sự tin tưởng từ quản lý, Toglar cảm thấy hãnh diện tuy nhiên không chắc chắn về việc có thể đảm nhiệm tốt vị trí này hay không và anh ấy không hề kỳ vọng nhiều cũng như hoàn toàn ủng hộ nếu có một ứng viên giỏi hơn đảm trách công việc này.

Tuy nhiên, sau vài cuộc trao đổi, Toglar quyết định sẽ ứng tuyển cho vị trí này và trở thành một trong ba ứng viên cuối cùng cho công việc. Nhưng sau khi xem xét và đánh giá, anh ấy không là ứng viên phù hợp cho vị trí. Quyết định này đã khiến Toglar cảm thấy cực kỳ thất vọng khi công ty đã tạo cơ hội cho nhân viên hiện tại công ty nhưng cuối cùng lại chọn một nhân viên hoàn toàn mới.

Câu chuyện trên có lẽ không mấy xa lạ với những nhân viên xuất sắc tại công ty họ đang làm việc nhưng rồi lại không nhận được vị trí thuyên chuyển nội bộ mong muốn. Điều này thường sẽ khiến nhân viên mất cảm hứng, sự tự tin và mất dần động lực làm việc khi họ cảm thấy không được trọng dụng để rồi họ thường làm công việc hiện tại hời hợi và thiếu nhiệt huyết. Hay tệ hơn, họ sẽ chấp nhận chuyển sang một công ty mới.

Nhưng Toglar sau 03 tuần đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, xác định được con đường sự nghiệp tiếp theo và tiếp tục cống hiến cho công ty.  Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn xác định tương lai sau khi bạn đã không vượt qua được quá trình luân chuyển nội bộ:

 

Điều gì tôi có thể tiếp tục học hỏi cho vị trí công việc này và từ người quản lý mới?

Những cách giúp bạn lấy lại tinh thần khi không được luân chuyển nội bộ

Nếu bạn cảm thấy bản thân vẫn chưa hiểu sâu sắc và chi tiết vị trí mình đang đảm nhiệm thì bạn hãy cố gắng tiếp tục đảm nhiệm công việc này. Bên cạnh đó, khi sếp mới có điều gì bạn cần nghiên cứu và học hỏi thêm thì hãy tận dụng cơ hội này, chẳng hạn như Toglar, anh chọn làm tiếp công việc này vì muốn tìm hiểu thêm về quản trị kinh doanh toàn cầu và người quản lý mới lại có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

 

Điều gì làm tôi thấy bất mãn với vị trí hiện tại hoặc tôi có thể cải thiện những gì?

Sau khi tìm ra câu trả lời, bạn hãy tích cực làm việc để đạt đến các điều kiện bạn đang mong muốn. Lời khuyên là bạn nên cố gắng hết sức để thay đổi công việc hiện tại trở nên tốt hơn theo kỳ vọng của bạn nhưng với những yêu cầu khó xoay chuyển như thay đổi cấu trúc công ty thì lúc này nhảy việc là một quyết định hợp lý dành cho bạn.

 

Khi nào là thời gian thích hợp để thay đổi công việc?

Hãy cho bản thân một khoảng thời gian cụ thể, chẳng hạn 03 tháng để bạn có thể tìm kiếm được những sự hứng khởi và động lực mới cho công việc hiện tại. Đồng thời, trong thời gian này bạn cũng có thể xem những lựa chọn khác của bản thân như một vị trí mới để có thể tham gia vào đợt luân chuyển nội bộ khác của công ty. Với Toglar, anh đã quyết định dành 01 năm để hợp tác với sếp mới cũng như tiếp tục xây dựng đội ngũ và công việc hiện tại. Chỉ sau 10 tháng, anh cảm thấy yêu công việc của mình hơn và quyết định đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn để mở rộng phạm vi công việc.

 

Đam mê hiện tại của tôi là gì? Những đóng góp đáng kể nào mà tôi thực hiện được?

Bất kể câu trả lời ra sao, thì đây là cơ hội tốt nhất và thích hợp nhất để bạn xác định được những nhiệm vụ nào làm bạn cảm thấy chán nản hay quá sức và những vai trò nào sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng và phấn khởi. Cách tốt nhất là bạn có thể đề nghị được đảm nhiệm vị trí công việc đang tuyển dụng trong thời gian ngắn để bạn dễ dàng xác định được đâu là công việc khiến bạn yêu thích và thoải mái.

 

Công ty có đưa ra những điều kiện mà bạn không thể thương lượng cho vị trí công việc hiện tại? Nhân viên thuê ngoài có luôn nhận được thỏa thuận tốt hơn?

Nếu bạn nhận thấy cả hai vế này thì tốt nhất bạn hãy rời công ty càng sớm càng tốt. Việc bạn không thuyên chuyển nội bộ có thể được xem xét là do bạn thiếu chủ động trong việc xây dựng con đường sự nghiệp của bản thân nên không đảm bảo sự tin tưởng tuyệt đối từ cấp trên nhưng nếu đã hơn 02 lần bạn không nhận được vị trí mong muốn và bạn cảm thấy những cống hiến và kết quả của bạn bị đánh giá thấp hơn những ứng viên tuyển dụng bên ngoài thì bạn nên nghỉ việc để đến công ty tôn trọng giá trị của bạn.

 

— HR Insider/ Theo HBR —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers