adsads
Thiết kế không tên 15
Lượt Xem 12 K

Bạn không thể làm việc một mình. Sự thành công của bạn ảnh hưởng rất nhiều vào sự phối hợp với đồng nghiệp. Mối quan hệ đồng nghiệp không tốt sẽ khiến môi trường làm việc của bạn trở nên khó khăn hơn. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình những cách ứng xử phù hợp với từng kiểu đồng nghiệp “khó ưa” này.

 

1. Kiểu đồng nghiệp chỉ biết bản thân mình

Điều này để chỉ những đồng nghiệp thích làm “rối” hiện trạng thực tại nhằm mục đích được tăng lương hoặc thăng chức. Với những kiểu người này, lúc nào cũng chăm chăm tới những lợi ích riêng của bản thân mà không bao giờ biết đến lợi ích của người khác. Vì vậy, bạn sẽ rất khó làm việc với kiểu đồng nghiệp này bởi họ không quan tâm tới người khác.

Nếu là một người có tinh thần làm việc tập thể, bạn hoàn toàn đối lập với những đồng nghiệp ích kỷ. Họ có suy nghĩ, việc làm cũng như cảm hứng hoàn toàn khác biệt với bạn. Vì vậy, chỉ cho những đồng nghiệp này tham gia vào nhóm của bạn nếu công việc của nhóm đáp ứng được lợi ích của họ. Song song đó, bạn cũng cần phải chấp nhận thực tế rằng, họ sẽ không bao giờ muốn làm điều gì vì lợi ích của nhóm. Nếu ở vị trí của một người quản lý của một phòng kinh doanh, hãy tận dụng tính cạnh tranh của những nhân viên này trong những trường hợp đặc điểm đó có thể trở thành sức mạnh.

 

2. Những “bà tám/ ông tám” nơi công sở

Cách ứng xử văn minh với những kiểu đồng nghiệp khác nhau trong công ty

Đây là kiểu người mà tất cả chúng ta đều ghét. Họ thường nói xấu bạn và công việc của bạn với người khác. Trước mặt đồng nghiệp và cấp trên, họ luôn cho rằng bạn là người không có năng lực. Mặc dù những thông tin được đưa ra chưa biết là đúng hay sai nhưng những người hay nói xấu lại rất thành công trong việc giúp mọi người nhận ra một chân lý: “Nếu họ nói xấu người khác thì họ cũng chẳng ra gì.”

Lần đầu tiên bạn nghe thấy những lời nói xấu của họ, hãy đặt những lời lẽ “tầm phào” này ra một bên, hãy cho họ biết rằng bạn đang nhận ra động cơ việc nói xấu người khác.

Hầu hết các nhân viên trong văn phòng đều muốn tránh sự đối đầu, vì vậy nếu bạn để họ biết rằng bạn sẽ không tha thứ cho họ, họ sẽ cẩn thận hơn trong “lời ăn tiếng nói” của mình. Có thể họ sẽ bác bỏ những lời buộc tội của bạn, nhưng miễn là bạn có chính kiến thì họ sẽ nhận ra được lỗi lầm của mình.

 

3. Đồng nghiệp tiêu cực, người hay than vãn

Đây là típ người luôn luôn phàn nàn, xoi mói người khác. Họ thường xuyên có thái độ nhạo báng đối với những việc xảy ra xung quanh mà không cần quan tâm liệu những người khác có muốn nghe mình hay không.

Đây là người đã có tính cách ăn sâu vào bản chất, vì vậy bạn có thể sẽ không thay đổi được tính cách của những người đồng nghiệp này. Nhưng bạn có thể giảm tối thiểu những phản ứng bằng cách bảo rằng bạn đang bận khi họ bắt đầu nói với bạn về những điều nhỏ nhất để từ đó chỉ trích bạn hoặc những đồng nghiệp khác. Có thể, bạn sẽ phật ý của họ, nhưng dẫu sao đó cũng là biện pháp tốt nhất.

 

4. Đồng nghiệp lười

Cách ứng xử văn minh với những kiểu đồng nghiệp khác nhau trong công ty

Đây là kiểu đồng nghiệp không thích làm việc và luôn trì hoãn thời hạn công việc được giao. Họ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và không đưa ra sáng kiến gì để góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu công ty. Phải mất nhiều công sức để ép những người lười hoàn thành công việc đến nỗi, những người xung quanh họ thường từ bỏ cố gắng và làm “luôn cho xong” phần việc của kẻ lười nhác. Vấn đề là, bạn không có thẩm quyền để sa thải đồng nghiệp lười, và sếp có thể cũng không muốn làm việc đó.

Hãy tập trung vào công việc của bạn. Với tư cách là một đồng nghiệp, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể “dung túng” đồng nghiệp lười bằng cách làm hộ một phần việc của họ? Nếu bạn cảm thấy áp lực phải “giúp” anh/cô ấy, và bạn biết rằng đây là kiểu người không bao giờ biết đáp trả hay thay đổi, hãy trình bày vấn đề với sếp trước khi phải nhận thêm nhiệm vụ bất đắc dĩ này.

 

5. Đồng nghiệp thích sai khiến

Đây cũng là một trong những kiểu nhân viên thường gặp tại nơi làm việc. Cho dù không ai đưa họ lên vị trí lãnh đạo hay quản lý nhưng họ vẫn thích ra lệnh và sai khiến người khác phải làm theo ý của họ. Đối với kiểu đồng nghiệp này thường bị ghét và không ai muốn làm việc nhóm chung. Nếu bạn càng nhượng bộ thì họ càng lấn lướt và người chịu thiệt thòi nhiều nhất chính là bạn.

Môi trường công sở giống như một xã hội thu nhỏ có rất nhiều người nên sự khác biệt nhau về thói quen, sở thích và hoàn cảnh sống là chuyện bình thường. Sẽ không ai có thể làm vừa lòng tất cả mọi người nên sẽ có những nhân viên không “hợp nhau”. Tuy vậy, sự không hợp không có nghĩa là cứ phải tìm ra những điểm yếu của nhau rồi đem ra phán xét, nói xấu.

 

— HR Insider/ Theo Fast Company —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers