Bao nhiêu lần bạn đã bắt đầu một ngày của mình bằng hàng tá câu bắt đầu từ “Hôm nay, tôi phải…”?
“Hôm nay, tôi buộc phải hoàn thành bài báo cáo.”
“Hôm nay, tôi buộc phải tham gia một cuộc hội nghị.”
“Hôm nay, tôi buộc phải kiểm tra số hàng tồn trong kho.”
Thực tế, đó là việc vô bổ, tốn thời gian sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy chán nản, khó chịu.
Thay đổi cách suy nghĩ, sắp xếp mức độ quan trọng của để tạo cho bản thân động lực, hứng thú hơn trong công việc.
“Tôi lựa chọn…”
Greg McKeown, tác giả nổi tiếng của tờ New York Times đã đưa ra lời khuyên rằng, bạn nên thay đổi “Tôi buộc phải…” thành “Tôi lựa chọn…”. Theo ông việc suy nghĩ “Tôi buộc phải…” khiến bạn tự tước đi quyền lựa chọn cùa bản thân, và tự mặc định chấp nhận tất cả công việc được giao. Bạn được quyền lựa chọn trong bất kì việc lớn, nhỏ nào. Điều đó nằm ở quyết định bạn có nhận nhiệm vụ hay không. Trong trường hợp đang phải đối mặt với công việc bạn không hề hứng thú, hãy suy nghĩ đến việc chọn lựa một công việc mới.
“Công việc này giúp tôi học/làm được…”
Không có công việc vô nghĩa, mà phụ thuộc cách bạn học hỏi từ công việc bạn làm. Ví dụ: Soạn thảo thư xin tài trợ là một công việc nhàm chán. Tuy nhiên, bạn nên nhìn lại những gì bạn học được khi soạn nó: kỹ năng trình bày rõ ràng, kỹ năng phát hiện lỗi ngữ pháp/chính tả, cấu trúc của một văn bản quan trọng… Những kỹ năng giúp bạn có những bước tiến vững chắc cho nghề nghiệp tương lai.
“Nhiệm vụ này quan trọng bởi vì…”
Khi rơi vào tình trạng ngập trong đống nhiệm vụ, bạn thường quên đi việc xác định lý do tại sao phải thực hiện chúng. Dành thời gian suy nghĩ đến mức độ quan trọng của những công việc ấy: Mình có nhất thiết gửi mail cho một khách hàng đã và đang bất mãn ngay lúc này? Những báo cáo cho tháng sau có cần hoàn thành ngay hôm nay? Số hàng tồn kho có cần thiết để sử dụng bây giờ? Liệt kê và sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng sẽ giúp bạn định hình mức độ ưu tiên cho từng công việc cụ thể.
Mỗi người đều có nhiệm vụ và công việc riêng, nhưng có người hài lòng, hạnh phúc; cũng có người bất mãn, đau khổ. Tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn quyết định. Những quyết định bỏ qua cảm xúc lúc nào cũng là một sai lầm.
–HR Insider–
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.