• .
adsads
Untitled design 6
Lượt Xem 5 K

Thời sinh viên của tôi là những chuỗi ngày giành giật suất “ra trường đúng hạn” cùng lũ bạn đại học, dù có hơi lệch hướng so với những kiến thức giảng đường, nhưng tôi đã chọn đấu tranh vì đam mê tuổi trẻ của mình và vượt qua nhiều ứng viên khác để có cho mình một vị trí tạm-vừa-ý ở công ty mà tôi hằng mong ước. Một tuổi trẻ đúng… tiến độ và đúng mong đợi.

Tuy nhiên, bạn biết đấy, cuộc sống luôn tồn tại chữ “nhưng” và chữ “nhưng” trong trường hợp này chính là tôi đang dần đánh mất niềm đam mê với công việc mình từng yêu thích. Tình trạng của tôi hiện giờ cũng giống như trong một mối quan hệ yêu đương lâu năm, bạn không yêu nhiều như xưa nữa, nhưng bạn lại không nỡ bỏ lỡ, bạn vẫn còn yêu đấy nhưng bạn không tìm được niềm hứng thú từ mối tình này nữa.

Song, tôi hiểu rằng, một ngày nào đó, bản thân sẽ hối hận vì để vụt mất công việc này, hơn thế nữa tôi vẫn muốn gắn bó lâu dài với nó và tôi sinh ra để làm công việc này. Do đó, tôi đã quyết định bắt đầu một chuyến hành trình tìm lại đam mê đã từng có với nghề nghiệp này, cũng đồng thời, cho bản thân một một cơ hội để “thử” một lần nữa. Thế là chuyến “hành trình” 7 trạm này bắt đầu với những cám xúc hỗn độn và ngổn ngang.

 

Trạm 1: Tặng cho bản thân một chuyến nghỉ phép ngắn hạn

Một môi trường mới luôn đem lại những cảm xúc khác biệt và mới lạ mà khi bạn quay lại với môi trường làm việc, những cảm xúc này sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi dự định mới của bạn. Việc du lịch hay hưởng thụ kỳ nghỉ ngắn giữa cơn “khủng hoảng cảm xúc” trong công việc có thể giúp bạn tạo ra những chất xúc tác tính cực – một khoảng nghỉ đúng nghĩa cho não bộ, cũng giống như động cơ máy móc, nếu cứ làm việc không ngừng, bộ máy sẽ nóng, dễ dẫn đến hỏng hóc, nhưng nếu bạn bổ sung 1 ít chất liệu bôi trơn, mọi thứ sẽ khác hẳn đi.

Hành trình 6 trạm dừng tìm lại niềm đam mê đã từng có với công việc hiện tại

Dù chuyến đi này không giúp bạn giải quyết những khó khăn một cách triệt để, nhưng ít nhất nó khiến bạn dũng cảm sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề.

 

Trạm 2: Sketchnote những mục tiêu của bản thân

Bạn biết đấy, không ai sống mà chẳng vì một đam mê hoặc mục đích nào đó, và để đạt được mục đích cuối cùng, bạn cần có những mục tiêu để đo lường và đánh giá năng suất làm việc.

Một nghiên cứu tại trường Đại học Harvard đã được tiến hành từ năm 1979 đến 1989, kết quả được chỉ ra sau 10 năm khảo sát là 13% người được khảo sát đặt mục tiêu rõ ràng và viết chúng lên giấy có thu nhập trung bình gấp đôi so với 84% những người không biết cách đặt mục tiêu cho bản thân và bỏ qua bước này sau khi ra trường. Sự khác biệt duy nhất giữ 2 nhóm sinh viên này là mức độ rõ ràng của mục tiêu mà họ đã xác lập.

Nghiên cứu trên đã cho ta thấy rõ tầm quan trọng của những mục tiêu trong cuộc sống, dù ở bất kỳ thời điểm nào. Và một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khi bạn viết ra những mục tiêu hoặc những dự định, chúng có khả năng thành công dễ hơn nếu chúng chỉ nằm trong suy nghĩ.

Khi bạn thiết lập các mục tiêu hoặc đơn giản là to-do list mỗi ngày, những điều này sẽ trở thành động lực hoạt động và làm việc của bạn. Nếu công việc đang dần trở nên chán nản và bạn không còn hứng thú với việc xác lập mục tiêu với nó, hãy thử 2 cách sau:

  • Bạn có thể thiết lập những mục tiêu xen kẽ giữa công việc và một điều khác mà đang yêu thích hoạt ấp ủ. Lấy một ví dụ đơn giản, bạn yêu thích các bài hát với ukulele, bạn có thể lên một to-do list bao gồm: hoàn thiện đơn hàng cho đối tác, chơi ukulele với bài Hey Jude (The Beatles) và dọn căn phòng bừa bộn.
  • Gắn công việc bạn đang dần chán nản với điều mà bạn yêu thích, hoàn thiện đơn hàng cho khách hàng trong lúc lắng nghe Hey June chẳng hạn.

 

Trạm 3: Lên timeline cho những mục tiêu trong công việc

Một trong những nguyên nhân khiến bạn chán việc có thể xuất phát từ việc bạn thiếu kỹ năng quản lý và sắp xếp chúng. Khi mọi thứ đổ dồn vào bạn cùng một thời điểm, các task cùng một deadline, các bên liên quan cùng tìm đến bởi dự án của họ đang chờ đợi bạn; không ngạc nhiên khi cơn stress khiến bạn ngán ngẩm với công việc hiện tại. Do đó, nếu những điều này dù đã hay chưa từng xảy ra, hãy phòng ngừa nó bằng việc sắp xếp timeline cho những mục tiêu mà bạn đã thiết lập ở Trạm 2. Từ những mục tiêu lớn như thăng chức, tăng lương hay “daily task” cũng cần có các cột mốc cụ thể để bạn nỗ lực hoàn thiện và đánh giá mức độ hiệu quả của chúng.

Một vài công cụ sắp xếp công việc mà bạn có thể tham khảo:

  • Google Calendar: đúng với tên gọi của mình, ứng dụng sẽ hỗ trợ bạn như một “thư ký riêng”, từ việc lên lịch, nhắc nhở thậm chí liên hệ với người có cuộc hẹn với bạn. Bạn có thể tham khảo các tính năng và cách sử dụng trên website của Google.
  • Ngoài ra Microsoft Planner và Trello cũng là hai công cụ hay ho mà bạn có thể tham khảo.

 

Trạm 4: Trò chuyện với những đồng nghiệp tích cực

Đừng ngần ngại chia sẻ những vấn đề của bạn với đồng nghiệp một cách chân thành, bởi có thể họ cũng đã từng trải qua khoảng thời gian khó khăn tương tự bạn, họ đã tìm ra cách giải quyết và đó sẽ là bài học đáng giá cho bạn. Hơn thế, những người đồng nghiệp này, hay thậm chí là sếp của bạn có thể thấu hiểu những khó khăn của bạn một cách dễ dàng.

Hành trình 6 trạm dừng tìm lại niềm đam mê đã từng có với công việc hiện tại

Có thể lời khuyên này không phải là cách giải quyết lý tưởng đối với bạn, nhưng ít nhiều bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ họ và biết đâu, họ có thể trở thành nguồn cảm hứng để bạn tìm lại niềm đam mê với công việc hiện tại.

 

Trạm 5: Chủ động hơn trong công việc

Sự chủ động trong công việc sẽ là hành động đánh lừa “mindset” của bạn. Đã có nghiên cứu cho rằng, việc kích thích hành động sẽ góp phần thay đổi nhận thức của bạn, dù sớm hay muộn. Hãy thử đi làm sớm 30 phút, ăn sáng, pha một tách cafe hoặc trà, đọc báo sáng, check hộp mail và bắt đầu làm việc đúng giờ; những điều này sẽ giúp bạn có cảm giác kiểm soát thời gian tốt hơn thay vì khiến bản thân chạy đua với mỗi buổi sáng thức muộn vì nó có thể làm cho một ngày của bạn trôi qua một cách vội vã và mệt mỏi.

Hay thay vì là người thực thi, làm việc theo các task được giao, hãy thử một lần là người quyết định mọi việc – tập làm Lead. Bạn có thể bắt đầu với những việc đơn giản như: hoạt động tổ chức sinh nhật tháng cho các thành viên trong team, đề xuất địa điểm ăn trưa hoặc chủ động chia sẻ về một kỹ năng hay ho mà bạn vừa học được với đồng nghiệp.

 

Trạm 6: Học thêm một kỹ năng mới

Cũng giống như việc đặt mục tiêu và hoàn thành chúng, học thêm một kỹ năng mới sẽ góp phần tạo ra những thành công “mini” khuyến khích tăng hoocmon hạnh phúc của bạn và tìm thấy năng lượng tích cực trong mọi thứ bạn làm.

  • Học làm gốm
  • Vẽ hoặc chơi một nhạc cụ
  • Tìm hiểu kỹ năng sketchnote
  • Tập viết bằng tay trái
  • Hoặc đơn giản bạn có thể tìm hiểu về một hình thức văn hóa nào đó: trà đạo, múa rối, hay hát bội,… chẳng hạn

Từ bài phát biểu của tác giả quyển sách nổi tiếng The First 20 Hours: How to learn anything – Josh Kaufman, bạn cần đến 10,000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, nhưng chỉ cần 20 giờ để có thể học được một kỹ năng nào đó. Có nghĩa là nếu bạn kiên trì dành ra mỗi ngày 90 phút trong 2 tuần, bạn sẽ đạt được một lượng kiến thức cụ thể trong một vấn đề nào đó. Học thêm một kỹ năng mới không chỉ hỗ trợ cho công việc, nó còn góp phần tạo ra cảm xúc tích cực giúp bạn hoàn thiện mọi mục tiêu trong ngày và trong dài hạn.

Chuyến hành trình tìm lại đam mê này chỉ đạt được hiệu quả khi bạn thực sự mong muốn tìm lại niềm đam mê đó. Mọi thứ sẽ luôn khó khăn nếu nó chỉ nằm trong hoạch định và bạn chẳng bao giờ can đảm thực hiện nó.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers