adsads
Untitled design 177
Lượt Xem 7 K

Multitasking là một trong những kỹ năng cần thiết của dân văn phòng, cùng tìm hiểu để biến kỹ năng này trở thành bệ phóng sự nghiệp của bạn nhé!

Tự hào về thói quen đa nhiệm

Một nghiên cứu tại đại học Stanford về thói quen đa nhiệm đã cho thấy rằng: Những người thường xuyên đa nhiệm (làm nhiều việc cùng lúc) có một niềm tin rằng đa nhiệm sẽ giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Trong một khoảng thời gian, họ có thể làm hoàn thành ít nhất 2 nhiệm vụ,  họ nghĩ rằng họ đang làm việc năng suất, đa di năng hơn bình thường. Và kết quả là những người làm việc đa nhiệm, ngày càng thích làm việc đa nhiệm.

Dừng lại nào, đa nhiệm sai có thể làm “hại não” bạn đấy!

Trên thực tế, 98% con người làm việc đa nhiệm đều mang lại kết quả tiêu cực. Bạn có dám đảm bảo vừa nghe điện thoại, vừa lái xe một cách an toàn? “Não bộ không thể xử lý được lượng thông tin quá nhiều từ các tác vụ” bởi bản chất não của chúng ta được lập trình để tập trung vào một việc một lúc. Khi bạn đa nhiệm là lúc bạn đang ép não phải phân chia sự tập trung.

Khi bạn đang viết mail nhưng chợt thấy thông báo tin nhắn của đồng nghiệp, bạn bỏ lại đoạn mail dở dang, lao vào cuộc trò chuyện thú vị mới và não bộ của bạn cũng phải định hình lại thông tin cũ để bắt tay vào xử lý thông tin mới. Vậy là chúng ta đã vừa lãng phí thời gian cho hoạt động luân chuyển trạng thái làm việc của não: Hãy thử tưởng tượng việc bạn đang cần đi đường thẳng từ A tới B, nhưng trên đường lại muốn tạt qua C, qua D chơi…, rồi mới quay về B – Bạn đi đường zích zắc rồi đó. Hiển nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn.

Bạn biết không, đa nhiệm còn làm giảm IQ của bạn: Khi chúng ta giải quyết vấn đề hoặc ghi nhớ, chất xám sẽ đòi hỏi bổ sung một lượng oxy và các chất dinh dưỡng ổn định. Nếu bạn đồng thời sử dụng nhiều bộ phận của não bộ một lúc, các chất dinh dưỡng mỗi bộ phận của não nhận được sẽ ít đi. Dần dần, khả năng làm việc của não sẽ càng kém linh hoạt. Cụ thể, nghiên cứu tại đại học London chỉ ra rằng, những người làm việc đa nhiệm có thể bị giảm 15 điểm IQ.

Một nhược điểm lớn của đa nhiệm là nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc. Có thể bạn đã quen làm nhiều việc một lúc. Tuy nhiên, nếu giải quyết quá nhiều công việc một lúc sẽ làm cho chúng ta cảm thấy bị quá tải, khó tập trung trở lại, chán nản với công việc khi mà “mãi chưa hoàn thành”. Ngược lại, nếu bạn tập trung toàn tâm toàn ý cho một công việc, hoàn thành nó với thời gian tối ưu sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang làm việc tốt hơn, xuất sắc hơn và còn nhiều năng lượng vào cuối ngày.

Multitasking – sai lầm của thói quen đa nhiệm có thể bạn chưa biết

Đa nhiệm khi tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt trong các buổi họp còn kiến bạn trở nên thiếu lịch sự hơn. Chẳng có gì làm người đối diện bạn bực mình hơn khi bạn xem điện thoại trong lúc đang nói chuyện với họ. Trong trường hợp này, đa nhiệm làm cho bạn thiếu nhận thức về bản thân và xã hội (hay còn gọi là bệnh vô duyên) – là một trong 4 yếu tố thuộc về trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence viết tắt là EQ). Chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) và khả năng vượt khó (AQ) chiếm tới 85% thành công của mỗi con người. Hãy tiếp tục thói quen đa nhiệm nếu bạn muốn để đa nhiệm làm giảm chỉ số EQ của bạn, đồng thời góp phần tách biệt bạn ra với đám đông.

Làm việc đa nhiệm khiến cho não của bạn bị rối bời, khiến cho mọi thứ chậm lại; tập trung duy nhất vào một việc sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nhưng…

Làm thế nào để từ chối thói quen đa nhiệm

Trước hết, hãy gieo vào tiềm thức về tầm quan trọng của việc chuyên tâm. Bất cứ khi nào bạn “nổi hứng” muốn đa nhiệm, hãy tự nhẹ nhàng nhắc nhở bản thân “không được đa nhiệm, đa nhiệm là hại não, giảm IQ, EQ,… đó”.

  1. Hãy tạo To – do – list (danh sách những việc cần làm) và nghiêm khắc hoàn thành chúng. Bạn hãy ghi lại công việc thật cụ thể, nội dung các đầu việc mơ hồ hoặc quá lớn sẽ làm bạn tính sai thời gian, không hoàn thành như kỳ vọng. Đặc biệt lưu ý về việc sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên.
  2. Bắt đầu từ công việc quan trọng nhất: Hãy dành thời gian và sức lực cho những việc quan trọng nhất, vào thời điểm bạn làm việc hiệu quả nhất. Vừa làm việc, vừa luyện tập cho bản thân không phân tâm để hoàn thiện cho xong công việc theo thời gian đã ấn định.
  3. Làm chủ thời gian của bản thân: Nắm vững thời điểm mình làm việc năng suất nhất, khoảng thời gian để hoàn thành một công việc cụ thể là yếu tố tiên quyết để làm chủ quỹ thời gian vàng bạc của bản thân. Vừa làm, căn giờ, bạn sẽ sớm xây dựng được một bộ khung thời gian phù hợp nhất với mình, không có thời gian chết hay thiếu thời gian hoàn thành mục tiêu.
  4. Xây dựng phòng thái làm việc chuyên nghiệp bằng cách cắt giảm các tác nhân khiến bạn trở nên phân tâm như chuông tin nhắn, điện thoại hay các tiếng động bất thình lình từ thiết bị di động, máy tính của bạn. Từ bỏ thói quen “hóng” chuyện và tập trung tối đa cho công việc hiện tại sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hơn mỗi ngày.

Thực tế, có 2% dân số có khả năng làm việc đa nhiệm là những người cực kỳ thành công như Elon Musk, Bill Gates, Mark Zuckerberg,… Tuy nhiên, họ không nhảy cóc từ việc này sang việc khác như chúng ta đang làm. Họ áp dụng các phương pháp làm việc khoa học, giải quyết từng vấn đề để đạt được hiệu quả.

Bởi vậy, dù bạn thuộc 98% dân số không thể làm việc đa nhiệm hiệu quả hay 2% dân số đặc biệt thì trước hết, hãy tập cho mình các tập trung tối đa vào công việc, tránh xa những suy nghĩ lan man, đa nhiệm không cần thiết.

— HR Insider / Theo tamly.blog —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers