Tuy nhiên, đối với những ứng viên mới ra trường, việc tận dụng vào những mối quan hệ để tìm kiếm cho mình một vị trí phù hợp dường như là khá bất khả thi – khi trong tay giờ đây không có gì ngoài 1 tấm bằng đại học và một ít kinh nghiệm thời thực tập.
Lee Rossini, Phó tổng giám đốc Marketing tại Limeade, đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình, giúp các ứng viên dễ dàng thiết lập những mối quan hệ xung quanh và nhanh chóng có được công việc như ý
“Điều quan trọng nhất, vẫn nằm ở bạn đang nói chuyện với ai, chứ không phải bạn nói điều gì”.
Thiết lập mối quan hệ, mọi lúc mọi nơi
Dù đó là bố mẹ, bạn bè, bạn học cũ, giảng viên đại học của bạn, etc. Bất kì ai cũng có thể bổ sung vào mạng lưới mối quan hệ của bạn và biết đâu chừng, lại trở thành một phần quan trọng trong việc giúp bạn có được công việc full-time đầu tiên.
Thu thập những thông tin từ chính nội bộ công ty
Để có thể dễ dàng thiết lập với mọi người trong công ty, không điều gì tốt hơn ngoài việc tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với người trong cuộc trước. Hãy tìm hiểu lý do họ gắn bó với công việc và tính chất chuyên môn của công việc họ đang làm là gì. Sau đó, hãy chủ động gửi tin nhắn hoặc email liên lạc và hẹn nhau 1 buổi gặp mặt để 2 bên đều có cơ hội trao đổi nhiều hơn. Một bước đệm không thể hoàn hảo hơn để thiết lập mối quan hệ công sở của bạn, ngay tại nơi đầu tiên làm việc.
Hỏi đúng, hỏi đủ
Gửi hàng chục email, hay spam hàng chục tin nhắn trên linkedin với mọi người thực sự cũng chẳng giúp ích gì cho bạn, nếu như những câu hỏi, thắc mắc không đúng với trọng tâm vấn đề cần được giải quyết. Chi bằng, bạn xác định rõ ràng nội dung cần giải quyết, mục đích cá nhân và đối tượng mình hướng đến sẽ như thế nào, để từ đó tối ưu thời gian và công sức của bạn.
Sau cùng, nếu mọi chuyện đều tiến triển khả quan, hãy là người chủ động mời họ gặp mặt trực tiếp và có thể “mua chuộc” họ bằng 1 tách cà phê. Đổi lại, cái mà bạn có được không chỉ là những thông tin cần thiết, mà còn là một mối quan hệ tiềm năng dẫn lối cho bạn đến những mối quan hệ khác, từ đó giúp bạn mở rộng phạm vi của mình, dần dà mỗi ngày.
Có kế hoạch cụ thể rõ ràng
Sau khi đã có cơ hội được gặp mặt, đừng vồ vập hỏi liền 1 lượt. Điều này sẽ khiến người đối diện cảm thấy bị rối trí. Thay vào đó, hãy sắp xếp một cách logic, lựa chọn những câu hỏi quan trọng nhất và đưa lên hàng đầu.
Quan trọng hơn, đừng biến buổi nói chuyện của bạn như 1 buổi phỏng vấn, với những câu hỏi và trả lời qua lại. Hãy để thông tin hoá hình thành những câu chuyện, và người kể chính là người đối diện với bạn. Hãy để họ nói một cách thật tự tin và tự nguyện.
Sau cùng, đừng quên gửi lại cho họ 1 tin nhắn cảm ơn hoặc 1 email với nội dung tương tự, vì đã dành thời gian quý báu của họ cùng trao đổi với bạn. Hãy cho họ thấy rằng, thời gian của họ bỏ ra cùng bạn thật sự quý báu, và chính bạn cũng học hỏi những điều có ích từ họ.
Giữ liên lạc, giữ kết nối
Trường hợp xấu nhất có thể sẽ xảy ra với bạn: Vị trí công việc mà bạn đang mong muốn hiện tại chưa có cho bạn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa mọi việc sẽ kết thúc tại đây, kể cả mối quan hệ mà bạn đã thiết lập trước đó. Điều cần làm lúc này đây, chính là duy trì mối quan hệ, bằng những tin nhắn, email hỏi thăm tình hình công việc và cuộc sống của họ.
Đôi khi chính điều này lại tiếp tục mở ra cho bạn những cơ hội mới, cùng những mối quan hệ mới.
— HR Insider / Theo fastcompany —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.