Năng lực chấp hành là sự thực thi để đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua các chiến lược và tầm nhìn đã thiết lập.
Vì vậy, năng lực chấp hành là một biến số, những người khác nhau khi thực hiện cùng một sự việc nào đó sẽ cho ra kết quả khác nhau. Nhiều công ty cũng sẽ thông qua khả năng chấp hành để đánh giá việc thăng chức và tăng lương của nhân viên.
Vậy làm thế nào để bạn đánh giá hiệu suất làm việc của một người? Có thể dùng 2 từ để mô tả, đó là “làm xong” và “làm tốt”.
1. Một khi nhận được nhiệm vụ thì nên toàn tâm toàn ý đi làm
Nhiều nhân viên sẽ phàn nàn: “Sếp của chúng tôi ngày nào cũng bắt chúng tôi làm việc này việc kia, hơn nữa rất nhiều việc đều là lặp lại, phiền chết đi được, anh nói xem tôi phải làm sao?”
Vậy bạn đã bao giờ nghĩ, ngoài công việc cơ bản hàng ngày, tại sao ông chủ lại để bạn làm đi làm lại những điều tương tự? Khi “chấp hành” lần đầu tiên, có phải bạn đã không “làm tốt” chỗ nào đó? Có phải là ông chủ không hài lòng với kết quả thực hiện trước đó, vì vậy muốn bạn làm lại?
Có phải bạn chỉ quan tâm là việc mình đã “làm xong” mà không thèm quan tâm mình làm nó như thế nào? Mỗi ngày trông thì có vẻ rất bận rộn, nhưng thực ra chỉ là đang cố gắng “làm” cho nhiều mà xem nhẹ “kết quả”?
Mặc dù “làm xong” và “làm tốt” chỉ khác nhau một từ, nhưng bản chất của chúng lại không giống nhau. Làm xong nghĩ là chấp hành nhưng chưa đến nơi đến chốn, chỉ làm cho qua, làm đối phó; còn làm tốt không chỉ là chấp hành rồi mà còn tạo ra được kết quả tích cực, nó thể hiện trách nhiệm đối với công ty, với cấp trên và với chính mục tiêu của bản thân.
Một nhân viên có năng lực chấp hành tốt hay không thể hiện ở việc họ có coi trọng kết quả của việc “làm tốt” hay không. Vì vậy, nếu muốn nâng cao khả năng chấp hành, tuyệt đối đừng tự cao, tự thỏa mãn, không làm thì thôi nhưng nếu đã thực hiện thì phải bỏ ra 100% công sức để làm.
2. Việc không tạo ra kết quả đồng nghĩa với không làm
99,9% và 100% khác nhau nhiều tới vậy ư? Vâng, sự khác biệt là rất lớn, có lẽ bạn có thể đạt được 100% nếu bạn làm việc chăm chỉ, nhưng nơi làm việc luôn có kẻ thắng người thua, nếu mọi người đều bình đẳng, thì chúng ta lấy cái gì ra để phân thắng bại?
Nó phụ thuộc vào 0,1% cuối cùng. Bất cứ ai kiên trì và hoàn thành 0,1% cuối cùng, người đó sẽ trở thành kẻ chiến thắng cuối cùng. Vì vậy, nếu nỗ lực là có thể làm tốt, vậy thì tại sao không cố gắng? Đạt tới 100% không chỉ là biểu hiện của một người có năng lực chấp hành mà còn cho thấy giá trị của người đó với doanh nghiệp.
Nếu quản lý yêu cầu bạn phản hồi lại cho khách hàng một việc gì đó, nhưng bạn gọi điện khách hàng không nghe, bạn liền mặc kệ không gọi lại nữa. Một việc không có kết quả, làm thì cũng làm rồi, nhưng nó có ý nghĩa gì? Thứ lãnh đạo muốn là khách hàng nhận được phản hồi chứ không phải là muốn bạn gọi cuộc điện thoại đó. Đây chính là điển hình của việc “làm cho xong” chứ không hề “là cho tốt”.
Công ty trả lương cho bạn, tất nhiên là muốn bạn dùng tài năng của mình để đem lại lợi ích cho họ, nếu mỗi ngày đi làm, bạn chỉ “cứng nhắc” làm cho xong một công việc nào đó, không quan tâm tới năng lực chấp hành của bản thân, cũng chẳng để ý tới lợi ích của công ty, vậy thì bạn chắc chắn sẽ cách 4 từ “thăng chức tăng lương” ngày càng xa.
Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Việc Làm Đông Anh | Tuyển Dụng Thanh Hoá | Tuyển Dược Sĩ |
Việc Làm Giáo Dục | Việc Làm IT Đà Nẵng | IT Support Tuyển Dụng |
3. 3 quy tắc giúp nâng cao khả năng chấp hành của bạn
Quy tắc 1: Sửa chữa tâm lý “tạm ổn”
Hãy nhìn vào các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường, tại sao thương hiệu của họ có thể nổi tiếng hàng thế kỷ? Bởi vì họ không chỉ không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn không ngừng cải thiện chế độ quản lý của mình, họ không bao giờ cho phép nhân viên của họ làm mọi việc với tâm lý “tạm ổn”.
Trong xã hội cạnh tranh cao ngày nay, nếu bạn muốn thành công và được công nhận, bạn phải nghiêm túc yêu cầu bản thân đã làm là phải làm cho tốt.
Nếu bạn luôn cảm thấy “tạm ổn” là được rồi, vậy thì bạn sẽ mãi mãi chỉ dậm chân tại bước “làm xong”.
Quy tắc 2: Trong quá trình chấp hành, thiết lập thương hiệu cá nhân
Trong thời đại ngày nay, mong muốn của mọi người về một công việc không còn đơn giản chỉ là một công cụ kiếm sống, ai cũng đều mong muốn tạo ra sự khác biệt, thiết lập được cho mình một thương hiệu cá nhân, và công việc đã trở thành một trụ cột tinh thần của họ.
Trong trường hợp này, việc năng lực chấp hành đem lại hiệu quả cao sẽ không chỉ mang lại cho bạn một kết quả thành công mà còn cho phép bạn dần dần thiết lập thương hiệu của riêng mình và tạo ra một chuỗi những động lực làm việc ổn định. Vì vậy, khi làm, hãy làm tốt, có như vậy thì quy trình công việc của bạn sẽ trở thành một vòng tuần hoàn trơn tru, nhiệm vụ cũng được hoàn thành một cách nhẹ nhàng và giản đơn hơn rất nhiều.
Quy tắc 3: Chịu trách nhiệm về bản thân và kết quả
Năng lực chấp hành không tốt, suy cho cùng cũng chính là sự vô trách nhiệm của một người đối với bản thân và kết quả, những người như vậy rất khó có thể cải thiện được khả năng cạnh tranh tại nơi làm việc, bởi lẽ cơ sở của cạnh tranh là khả năng chấp hành.
Vì vậy, thân là một nhân viên, không chỉ cần ghi nhớ tầm quan trọng của việc thực thi mà còn phải thực thi sao cho tới nơi tới chốn.
Chịu trách nhiệm về bản thân và kết quả, có như vậy bạn mới có thể “làm tốt” trên cơ sở của “làm xong”, từ đó dần dần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
— HR Insider / Theo cafebiz —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.