Trên thực tế, công việc nào thì cũng cần có những kỹ năng thì mới trở nên chuyên nghiệp và vươn lên những vị trí cao hơn và việc nắm bắt được những kỹ năng quản trị nhân sự không thể bỏ qua dưới đây sẽ là thế mạnh giúp bạn mở rộng con đường sự nghiệp.
1. Kỹ năng chuyên môn quản trị
Người làm quản trị nhân sự không thể thiếu các kỹ năng chuyên môn như dự báo nhu cầu nhân sự và hoạch định nguồn nhân lực, phác họa chân dung ứng viên tốt từ các nhân tố thành công của công việc, sắp xếp một cuộc phỏng vấn ấn tượng và thành công, hướng dẫn nhân viên mới hội nhập công ty…
Nâng cao kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng và không bao giờ thừa. Khi bạn có năng lực thực sự thì bất cứ môi trường, điều kiện công việc nào nói chung và quản lý nhân sự nói riêng đều không khiến bạn hoang mang. Hơn ai hết, làm nhiệm vụ quản lý con người thì kiến thức là điều cần thiết.
2. Kỹ năng nhân sự
Các kỹ năng nhân sự bao gồm chiến lược và quản lý nhân sự, Kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nhân lực, Thiết kế bộ máy tổ chức, Tuyển dụng, Đào tạo, Phương pháp nâng cao hiệu quả công việc, Lương bổng và các khoản phúc lợi, hỗ trợ nhân viên.
3. Kỹ năng làm việc
Phẩm chất đầu tiên của người làm công tác nhân sự là sự tận tụy vì công tác nhân sự như lương bổng, phúc lợi đến huấn luyện đào tạo cũng như tổ chức bộ máy… Ngoài ra, cần có khả năng phân tích, tổ chức tốt để đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và lâu dài.
4. Kỹ năng giao tiếp trong quản trị nhân sự
Nghề nhân sự đòi hỏi phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty như:
- Xử sự đúng đắn, lịch sự, hài hoà với mọi người và biết tự kiềm chế mình.
- Có phong thái và giọng nói phải thật tự tin và thuyết phục.
- Có hiểu biết rộng về xã hội và biết thích ứng với mọi hoàn cảnh.
- Tinh ý, thông minh, biết tiếp thu những lời khuyên thích hợp trong mọi tình huống.
- Học cách ăn nói lưu loát và biết lắng nghe, rèn luyện khả năng truyền đạt tốt mệnh lệnh cho mọi người.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cần thiết nhất không chỉ trong nghề quản lý nhân sự mà tất cả các công việc khác.
5. Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục người lao động và thuyết phục cả người sử dụng lao động trong quá trình hóa giải các mâu thuẫn nội tại hoặc trong quá trình thuyết phục cấp trên chấp thuận kế hoạch do mình đề xuất.
6. Khả năng chịu áp lực cao
Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề đối với quản trị nhân sư
Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.
8. Kỹ năng thương thuyết trong quản trị nhân sự
Bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v…
9. Kỹ năng làm việc nhóm trong quản trị nhân sự
Trong công việc, bạn luôn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn.
Vì vậy, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.
10. Kỹ năng lắng nghe
Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống; giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.
11. Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.
12. Kỹ năng đọc vị tâm lý
Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.
Quả thật, nhân lực là tài sản quý giá của một doanh nghiệp hay tổ chức. Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Do vậy, bên cạnh kiến thức nền tảng, khi trau dồi những kỹ năng quản trị nhân sự không chỉ trở nên chuyên nghiệp mà còn xây dựng, phát triển những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có một công việc ổn định và phát triển sự nghiệp bền vững sau này.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.