Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi người, kỹ năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn có thể cải thiện và duy trì các mối quan hệ xung quanh.
Không những vậy, giao tiếp hiệu quả giúp bạn dễ thành đạt hơn trong con đường sự nghiệp của mình, chiếm được ưu thế hơn trong các cuộc phỏng vấn, đàm phán thương lượng và thuyết phục khách hàng.
Như vậy, nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp hay muốn nâng nó lên một “tầm” mới thì việc trau dồi những bí quyết giúp cải thiện kỹ năng này đạt hiệu quả trong kinh doanh sẽ giúp ích rất nhiều để những cuộc giao tiếp của bạn trở nên thú vị cũng như mang lại cơ hội trong công việc.
Bí quyết cải thiện kỹ năng giao tiếp
1. Lắng nghe
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng giao tiếp là lắng nghe để thấu hiểu. Lắng nghe là cả một nghệ thuật, nếu bạn chỉ nghe một cách hời hợt và lơ đãng thì đó cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng người nói.
Sự nhiệt tình lắng nghe có thể sẽ biến thành chất xúc tác giúp người nói có tinh thần để nói tốt hơn. Và khi bản thân biết lắng nghe, những người khác cũng có thể lắng nghe bạn.
2. Thể hiện sự đồng cảm
Giao tiếp cũng như một con đường 2 chiều, chính vì vậy bạn nên suy nghĩ không chỉ 1 hướng mà bạn cũng nên thử luyện tập suy nghĩ theo hướng ngược lại để có cái nhìn thấu đáo hơn.
Đồng cảm sẽ giúp bạn tiến rất xa trong giao tiếp, nó sẽ giúp bạn hiểu được đối phương mà thậm chí không cần phải nói ra. Từ đó tạo nên sự tin tưởng và dễ nhận được sự chia sẻ chân thành.
3. Tránh sao nhãng, mất tập trung
Phải nhìn nhận rằng chúng ta không thể tránh khỏi những lúc bị lơ đãng hoặc nghe nhầm khi một ai đó đang nói.
Để khắc phục điều này bạn nên tạm dừng những trò tiêu khiển hay tránh xa thiết bị công nghệ để dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện và đó cũng là 1 cách hay để cải thiện khả năng giao tiếp của bạn.
4. Loại bỏ những từ đệm ( từ dư thừa)
“Ừm” “à”… chiếm một phần không nhỏ trong cách nói hay cách diễn đạt hằng ngày. Đó là những từ dư thừa khi thiếu tự tin và làm cho mạch nói của chúng ta ngắt quãng một cách khó chịu. Hãy loại bỏ chúng để tăng tính thuyết phục hoặc tạo ra sự tự tin hơn.
Để không còn mắc phải cách nói như vậy khi diễn đạt thì hãy để ý kĩ khi nào định dùng những từ như “ừm”, “như là”…thì hãy tạm ngưng lại trước khi bắt đầu nói tiếp.
5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Tận dụng tốt ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp cho việc diễn đạt của bạn trở lên hiệu quả và sinh động hơn rất nhiều, vây tại sao chúng ta lại bỏ phí chúng?
Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện thông qua những cử chỉ, nét mặt, ánh mắt hay các hành động đi kèm khi nói. Như trong một buổi phỏng vấn, thì đừng quên rằng bạn luôn giao tiếp ngay cả khi bạn không nói 1 từ nào vì chỉ cần thông qua ánh mắt hay cách bạn để tay, cử chỉ thì nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào về bạn.
Lợi ích mà kỹ năng giao tiếp tốt mang lại cho bản thân và doanh nghiệp
Giúp xây dựng một đội ngũ hùng hậu
Để xây dựng một đội ngũ tốt đòi hỏi phải có một nhà lãnh đạo tài ba với khả năng giao tiếp “hơn người”. Bởi, người giao tiếp giỏi là người có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp nhân viên loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua ngôn ngữ trực tiếp.
Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch
Đôi khi cách diễn giải dài dòng có thể khiến đối tác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi thông tin và thông điệp bạn muốn gửi tới. Nhưng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hoàn thành công việc thậm chí là “tút tát” lại sai lầm.
Với những thông tin “lỡ” sai, bạn cũng có thể quay ngược 180 độ nếu có một cái miệng khôn khéo và một bề dày kinh nghiệm trong giao tiếp.
Thúc đẩy quá trình kinh doanh
Khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, kịp thời thông qua giao tiếp trực tiếp thì chỉ số kinh doanh tăng cao không phải là điều khó hiểu.
Khi chỉ số tăng cao đồng nghĩa với việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Điều này có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển và công cuộc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng đối tác và khách hàng.
Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở
Sự động viên, chia sẻ của cấp trên đối với cấp dưới sẽ trở thành nguồn động lực to lớn để họ cố gắng lao động hết mình.
Sự giao tiếp thông qua ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc thân thiện và thoải mái. Điều này tác động khá lớn tới tâm lý làm việc của nhân viên.
Tăng tương tác với khách hàng
Sự giao tiếp của doanh nghiệp với khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý tiêu dùng (nếu có) của khách hàng (hoặc đối tác).
Các cuộc điều tra khách hàng, các đợt tiếp thị hoặc thiết lập kênh tương tác sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn sâu sắc về tâm lý khách hàng và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.
Hiểu và nắm bắt được thị trường
Sự tương tác với khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Trên thực tế, nếu trong đời sống giao tiếp đóng vai trò như cầu nối tình cảm giữa mọi người thì trong kinh doanh giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần với thành công.
Việc nắm bắt và trau dồi, cải thiện kỹ năng giao tiếp không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống mà còn là bước đệm trong kinh doanh giúp bạn đạt hiệu quả trong công việc của mình.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.