adsads
Untitled design 76
Lượt Xem 2 K

Theo một nghiên cứu của Trường Đại học London vào năm 2012, những người phải chịu áp lực công việc sẽ tăng nguy cơ đau tim 23% so với người có tinh thần thoải mái trong công việc. Ngoài ra, áp lực công việc còn là nguy cơ gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ bên ngoài, thậm chí nó còn là hòn đá cản trở bạn đến với thành công. Vậy làm thế nào để hạn chế được những áp lực đó? 

 

1/ Dấu hiệu thể hiện bạn đang bị áp lực công việc

Thần sắc không tốt, thể trạng mệt mỏi

Thần sắc không tốt là biểu hiện đầu tiên của việc bạn đang bị áp lực công việc đè nặng. Người bị áp lực thường sẽ có thần sắc xanh xao, buồn bã, cau có, ánh mắt không vui và hay nổi giận,…

Ngoài ra, gương mặt và sức khỏe của cơ thể là nơi phản ánh chân thật nhất những áp lực mà bạn đang chịu đựng, cụ thể như: luôn cảm thấy mệt mỏi, đầu óc rối bời, đau mắt, cảm thấy thiếu sức sống,…

Thiếu tập trung trong công việc và tức giận vô cớ

Những người bị áp lực công việc thường sẽ mất đi sự tập trung vốn có. Đầu óc thường bận tâm và suy nghĩ đến nhiều vấn đề cùng một lúc và cuối cùng chẳng đâu ra đâu, mọi thứ cứ hỗn độn không có cách giải quyết. 

Hoặc khi bị áp lực đè nặng, bạn sẽ luôn bị bủa vây bởi những biểu cảm hay hành vi tiêu cực. Thường xuyên nổi giận vô cớ, không hài lòng với những điều nhỏ nhặt, mọi thứ dường như đều trở thành “kẻ thù” trong mắt bạn, e ngại giao tiếp và không muốn nói chuyện với đồng nghiệp,…

Một số dấu hiệu bất thường khác

Ngoài những dấu hiệu ở trên, vẫn còn một số dấu hiệu cụ thể cho thấy bạn đang gặp phải áp lực công việc. Chẳng hạn như, đau đầu thường xuyên, mỏi cổ, đau vai, đau mắt, luôn cảm thấy buồn ngủ, thường xuyên bị căng cứng các cơ, đau dạ dày,…

 

2/ Phương pháp giúp bạn giải tỏa áp lực công việc

Học cách buông bỏ mọi thứ và nghỉ ngơi 

Sức khỏe là vàng, tiền không thể mua được sức khỏe nhưng sức khỏe có thể tạo ra tiền. Vì thế, đừng cố ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc. 

Khi những áp lực công việc ập đến đỉnh điểm thì não bộ sẽ phản ức lại bằng những hành động tiêu cực. Điều này về lâu dài sẽ dễ sinh ra chứng trầm cảm, stress,..rất nguy hiểm đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Do đó, khi bạn nhận thấy bản thân đang gặp phải những dấu hiệu trên thì hãy cho bản thân thời gian nghỉ ngơi. Học cách buông bỏ những công việc không quan trọng, chia sẻ công việc với một ai khác và tìm cách giảm bớt số lượng việc để có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc bản thân, thư giãn…

Giảm áp lực công việc bằng cách điều chỉnh deadline (thời hạn)

“Đừng làm việc quá chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh”. Hãy bắt đầu lập cho mình những kế hoạch và deadline cụ thể. Thay vì cứ vùi đầu vào công việc một cách vô thức, để rồi “việc này chưa xong, việc kia đã đến”. Hãy điều chỉnh thời gian phù hợp để bạn có thể hoàn thành công việc nhanh chóng theo đúng hiệu suất định sẵn.

Tạo không gian làm việc ngăn nắp và thông thoáng

Không gian làm việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng và công việc của bạn. Bởi, bạn sẽ phải sinh hoạt và làm việc trong không gian đó suốt 8 tiếng đồng hồ. Thế nên, hãy tạo cho bản thân một không gian làm việc ngăn nắp và thoáng mát để bạn có thể cảm thấy như mình đang được ở nhà và làm việc với tâm thế thoải mái, vui vẻ nhất có thể.

Hãy để ở bàn làm việc một vài cây xanh (xương rồng chẳng hạn) để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, màu xanh của cây còn giúp làm dịu mắt rất tốt nếu công việc của bạn phải thường xuyên nhìn vào màn hình máy tính.

Nói không với thức ăn nhanh (fast food) và chăm luyện tập thể thao

Sau 8 tiếng làm việc mệt mỏi, cơ thể của bạn sẽ bị mất đi rất nhiều năng lượng. Và lúc này, bạn cần bổ sung năng lượng cho mình bằng cách thưởng cho bản thân một bữa ăn đầy dinh dưỡng và hợp vệ sinh. 

Fast food tuy rằng rất ngon và tiện lợi, thế nhưng nó không tốt cho sức khỏe của bạn. Bởi hàm lượng các chất đều không ổn định và đúng chuẩn. Nếu đã làm việc vất vả lại còn nạp vào cơ thể một lượng chất không tốt như thế thì bạn sẽ không thể nào có đủ sức khỏe để làm việc vào ngày mai.

Bữa ăn dinh dưỡng là liều thuốc bổ tốt nhất cho một ngày làm việc vất vả và là nguồn năng lượng để tinh thần và cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh.

Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao. Thể thao không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp tinh thần được thoải mái và vui vẻ.

Nếu bạn nhận thấy mình đang gặp phải những dấu hiệu áp lực công việc trên thì hãy tìm cách giải quyết ngay lập tức. Đừng để áp lực công việc trở thành stress hay trầm cảm  – những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống và là mối đe dọa trên con đường thành công. Hãy yêu bản thân mình hơn và làm việc có kế hoạch hơn bạn nhé.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers