adsads
Untitled design 312
Lượt Xem 2 K

Kỹ năng thuyết trình chính là một phần của kỹ năng giao tiếp. Một bài thuyết trình thành công khi người thuyết trình truyền tải được những thông tin quan trọng cho người nghe và người nghe có thể nắm bắt được thông tin đó.

Do vậy, cách giao tiếp, cách thuyết trình rất quan trọng. Nhưng trước đó có một thử thách, một ngọn núi lớn bạn cần phải chinh phục. Đó là nỗi sợ đám đông. 

Vì thế, có thể nói khi khi bạn chinh phục được ngọn núi lớn với tên gọi “đám đông” với những “nguyên tắc vàng” bạn không thể bỏ qua khi thuyết trình, cũng chính là lúc bạn bước đi trên con đường trở thành thuyết trình viên hiệu quả. 

Dưới đây là 7 “nguyên tắc vàng” giúp bạn vượt qua nỗi sợ đám đông và gây ấn tượng khi thuyết trình.

 

1. Kỹ năng thuyết trình tốt khởi nguồn từ một diện mạo hoàn chỉnh

Nếu như bạn muốn tạo ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu, bạn phải chuẩn bị vẻ ngoài thật tốt. Điều đó có nghĩa là: Mặc đẹp và thật nổi bật. 

Ngoài ra, bạn sẽ phải giữ tư thế thật tốt trong suốt buổi thuyết trình – sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp không chỉ giúp bạn xuất hiện tự tin hơn, mà còn giúp bạn kiểm soát được hơi thở của mình. 

Bạn cũng cần tránh sự lo âu hoặc những biểu hiện không tốt ảnh hưởng đến tinh thần khác. Sự tự tin sẽ giúp bạn có được bài diễn thuyết thành công.

 

2. Kỹ năng kiểm soát tốc độ nói

Có thể vì căng thẳng và lầm tưởng rằng mình đang nói rất chậm mà nhiều người thường thuyết trình quá nhanh. Vì lẽ đó, bài phát biểu của họ thường kết thúc khá vội vàng.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe và ghi nhớ từ phía người nghe, mà nó còn khiến bạn mất đi sự tự tin. 

Thay vào đó, hãy tự kiểm soát tốc độ nói của mình. Nói với tốc độ chậm hơn bạn nghĩ là phù hợp và nhớ nói rõ từng từ. Kỹ thuật này sẽ giúp lời nói của bạn tăng thêm sức mạnh và giúp bạn kiểm soát tốt hơn.

 

3. Kỹ năng hạn chế sử dụng từ đệm trong khi thuyết trình

Đây là một thói quen cực kỳ khó sửa. Hầu hết chúng ta đều sử dụng từ đệm như “ừ”, “ừm” và “à”. Thực tế, việc thêm các từ đệm đó là một giải pháp dễ dàng hơn là im lặng, và do đó chúng trở nên thịnh hành. 

Tuy nhiên, việc nói chèn thêm các từ đệm không hề chuyên nghiệp, và trong một bài phát biểu, nếu bạn sử dụng quá nhiều từ đệm thì khán giả sẽ chỉ chú ý đến chúng mà  thôi.

Vì vậy, hãy loại bỏ những từ đệm bằng cách quên đi sự hiện diện của chúng và nói thật nhuần nhuyễn. Bạn có thể thực hành ngay trong cuộc sống hàng ngày bằng cách tránh những từ đệm trong các cuộc nói chuyện. 

Nếu bạn có thể bỏ thói quen này trong cuộc sống cá nhân của mình, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc đó khi thuyết trình trong công việc.

 

4. Kỹ năng giao tiếp với người nghe

Đây là một kỹ thuật rất quan trọng để thể hiện sự tự tin của bạn. Mặc dù ban đầu nó dễ gây lo lắng cho bạn nhưng hãy cứ thử xem. Khi bạn nói, hãy cố gắng nhìn thẳng vào mắt mỗi người, gây sự chú ý rằng bạn đang giao tiếp với họ. 

Kỹ thuật này sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát bầu không khí trong phòng và mọi người sẽ ngay lập tức lắng nghe bài nói của bạn.

5. Thu hút khán giả trong khi thuyết trình

Đừng chỉ nói với khán giả, hãy tìm cách để họ tham gia tích cực vào câu chuyện của bạn.

Nếu bạn là người có kỹ năng trong nghề, hãy yêu cầu một khán giả tình nguyện để giúp bạn chứng minh luận điểm. Nếu bạn thích sự tham gia thụ động của khán giả hơn, hãy yêu cầu một tràng vỗ tay hoặc dơ những cánh tay để thể hiện ý kiến ​​tập thể của họ.

Sẽ khó khăn hơn nếu bạn yêu cầu các khán giả tự hình dung, hoặc hỏi họ một câu hỏi giả định. Ngoài ra, nói chuyện hài hước là một cách tuyệt vời để giữ sự chú ý của người nghe, cũng như kể chuyện. Và hãy luôn nhớ sử dụng những yếu tố này trong bài thuyết trình của bạn bằng mọi cách.

 

6. Kỹ năng thuyết trình tốt còn nhờ vào cử chỉ phù hợp

Cử chỉ bằng tay có một số ý nghĩa nhất định. Ví dụ, mở rộng bàn tay của bạn để gây chú ý rằng bạn nhấn mạnh một luận điểm, hay sử dụng cử chỉ nắm đấm cho thấy sự phấn khích, quyền lực và kiểm soát. 

Những người sử dụng cả lời nói và cử chỉ trong bài thuyết trình thường được xem là mạnh mẽ hơn và thuyết phục hơn – tuy nhiên hãy nhớ là đừng thể hiện quá đà.

 

7. Thuyết trình cần luyện tập, không cần học thuộc

Cuối cùng, hãy tập dượt bài phát biểu của bạn trước khi trình bày chính thức. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ những luận điểm chính, xác định các thách thức có thể xảy ra và giúp bạn tự tin hơn. 

Tuy nhiên, đừng tập bài phát biểu của bạn quá nhiều. Nếu bạn làm vậy, bạn có thể bị đóng khung trong cách nói hoặc mất đi sự tự nhiên khi nói trước khán giả.

Những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi nói trước đám đông, giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thứ khác bạn có thể học thêm, trau dồi cũng như rèn luyện thêm. Nhưng trước hết, hãy thực hành những nguyên tắc cơ bản này và phát triển chúng theo nhiều cách khác ngay cả khi bạn đã thành công.

Bạn càng đầu tư tâm sức, thời gian của bản thân nhiều cho kỹ năng thuyết trình, bạn sẽ càng tự tin và nói rành mạch hơn. Và sự tự tin đó sẽ luôn theo bạn ngay cả khi bạn đã đạt được mục tiêu của mình.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các giao dịch tài chính và quản lý tài khoản ngân...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội tuyệt vời để tạo ra những nội dung sáng tạo,...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng và hiệu quả là một kỹ năng vô giá. 

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan
3 cách thức sao kê ngân hàng nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là gì? Hướng dẫn chi tiết cách sao kê nhanh chóng và chính xác

Sao kê ngân hàng là một công cụ quan trọng giúp bạn theo dõi các...

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Top 11 ý tưởng content Trung thu ấn tượng

Trung thu không chỉ là dịp lễ hội truyền thống mà còn là cơ hội...

Bộ quy tắc ứng xử khi gặp khách hàng: 7 Bí Quyết Chốt Deal Thần Tốc

Trong thế giới kinh doanh cạnh tranh hiện nay, khả năng chốt deal nhanh chóng...

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers