• .
adsads
Untitled design 303
Lượt Xem 8 K

Bất cứ ai trong chúng ta cũng có một thời điểm gọi là “bão hòa” trong công việc. Đó là lúc bạn nhận thấy bản thân không thể tiếp tục cố gắng thêm được nữa, không thể tiếp thu cũng như cảm thấy chán nản với công việc hiện tại. Vậy bạn nên làm gì vào thời điểm “bão hòa” đó? Thay đổi công việc ư? Không hẳn là thế, điều bạn cần làm lúc này là thay đổi suy nghĩ của chính mình và làm mới lại cuộc sống.

Đừng nghĩ đến thay đổi công việc khi chưa thay đổi suy nghĩ chính mình

Tìm cho bản thân lý do để không thay đổi công việc mới

Khi bạn cảm thấy quá chán nản với công việc hiện tại, bạn muốn thay đổi công việc khác, hãy thử hỏi lại bản thân mình tại sao lúc đầu lại lựa chọn công việc này. Lý do nào khiến bạn cứ mãi lặp đi lặp lại những công việc mà mình không thích trong suốt thời gian dài như thế?

Hãy thành thật với chính mình, hãy dành ra thời gian để trả lời hết những câu hỏi đó để biết được những lý do đó ở hiện tại có còn đủ lớn để bạn tiếp tục hay không. Bởi, chỉ khi bạn xác định chắc chắn được lý do để cố gắng thì bạn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất khi chán việc.

Tìm ra những vấn đề khiến bạn muốn thay đổi công việc

Sau khi đã tự trả lời cho mình những câu hỏi trên, tiếp theo bạn nên tìm ra những nguyên nhân, vấn đề khiến bạn muốn nghỉ việc. Bởi không ai lại đang yên đang lành lại muốn thay đổi một công việc tốt cả, chắc chắn nó có nguyên nhân nào đó mà bạn chưa dám nhìn nhận hay giải quyết mà thôi.

Bạn chán nản với sếp khó tính? Bạn không muốn làm việc cùng đồng nghiệp luôn “nghiệp” cả ngày? Bạn cảm thấy bị bóc lột sức lao động? Hay bạn không hài lòng với mức lương hiện tại?…Bạn đang thuộc trường hợp nào ở trên? Hãy rà soát lại những nguyên nhân này để tìm cách giải quyết thay vì xin nghỉ việc.

Lương bổng thấp có thể đề nghị tăng lương với cấp trên. Công việc quá tải có thể kiến nghị bồi dưỡng thêm tiền hoặc phân chia công việc hợp lý hơn. Sếp khó tính hay đồng nghiệp không hòa thuận có thể giải quyết được nếu bạn biết cách trau dồi thêm khả năng giao tiếp, ứng xử. 

Mọi vấn đề đều có hướng giải quyết, vì thế đừng lo lắng, cứ tìm ra nguyên nhân trước đã, phương pháp giải quyết ắt sẽ có.

Chuẩn bị tài chính vững chắc trước khi thay đổi công việc

Nếu lý do, động lực để bạn tiếp tục làm công việc này vẫn chưa đủ lớn để lấp đi sự chán nản hiện tại thì có lẽ bạn thật sự nên cân nhắc thay đổi công việc. Tuy nhiên, trước khi nghỉ việc, bạn cũng nên dự trù cho bản thân một khoản kinh phí để xoay sở trong lúc tìm kiếm công việc mới, hay thậm chí là bạn nên tìm trước một công việc rồi hẳn xin nghỉ việc ở chỗ cũ.

Lên kế hoạch cho tương lai trước khi thay đổi việc làm 

Cuộc sống là một chuỗi những sự kiện bất ngờ, bạn không thể chắc chắn được những gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Thế nhưng, bạn có thể kiểm soát mức độ rủi ro ở mức tốt nhất bằng cách lên kế hoạch cho bản thân. 

Việc lập thời gian biểu cho công việc và cuộc sống không chỉ giúp bạn phân bổ thời gian hợp lý, tăng hiệu quả công việc mà còn giúp cuộc sống trở nên cân bằng và ngăn nắp hơn. Bên cạnh đó, lập kế hoạch cũng giúp bạn rèn luyện thêm kỹ năng quản lý và trở thành một người có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình.

Ngoài ra, bạn cũng nên bắt đầu những ý tưởng của mình ngay từ bây giờ. Bạn muốn nghỉ việc để làm gì? Nếu đó là một công việc ở lĩnh vực mới, hãy cân nhắc tham gia các lớp học bổ sung kiến thức hoặc dành thời gian đọc sách và tham khảo về nó. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi lựa chọn thay đổi công việc mới.

Một số dấu hiệu nhận biết bạn nên nghỉ việc

Mặc dù sẽ có những trường hợp bạn chỉ muốn thay đổi công việc trong thời điểm nhất thời vì bị áp lực đè nặng và chưa suy nghĩ kỹ. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp bạn nên cân nhắc đến lựa chọn nghỉ việc như: 

  • Tìm ra được đam mê thật sự và muốn theo đuổi đam mê
  • Mức lương nhận được vẫn không tương ứng với khả năng của bạn mặc dù đã kiến nghị (đừng để bị bóc lột sức lao động khi có rất nhiều doanh nghiệp tốt đang chờ bạn)
  • Công việc không có khả năng thăng tiến như mong đợi 
  • Công việc gây tổn hại đến sức khỏe nhưng không có khoản trợ cấp hay phụ cấp nào

Khi nhận thấy mình đang nằm trong những dấu hiệu đó thì bạn nên cân nhắc thay đổi công việc mới. Bởi công việc gắn bó lâu dài nên là công việc mà bạn thật sự yêu thích, có cơ hội thăng tiến và phát triển tốt.

Trước khi bắt đầu đưa ra một quyết định nào đó, đặc biệt là những quyết định liên quan đến sự nghiệp, bạn hãy cẩn trọng suy nghĩ. Có nên thay đổi công việc hay không? sẽ không còn là câu hỏi khó trả lời khi bạn làm theo những nguyên tắc trên. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình.

Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề tiềm năng được tìm kiếm phổ biến:

– HR Insider –
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers