adsads
Untitled design 271
Lượt Xem 2 K

Khi bắt đầu công việc mới, bạn cần phải tạo ấn tượng thật tốt với sếp và các đồng nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều nên làm khi bắt đầu công việc mới.

 

Thông tin

  • Thông tin luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn tiến bộ hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
  • Việc lựa chọn và tiếp nhận những thông tin là kỹ năng rất cần thiết đối với bạn.
  • Bạn sẽ phải tiếp nhận một lượng lớn những thông tin mới trong một vài tuần làm việc đầu tiên ở công ty mới, từ việc ai là người chịu trách nhiệm về bảo hiểm y tế, cho tới cách thức xử lý cụ thể các nhiệm vụ được giao. 
  • Ban đầu, bạn sẽ không thể ghi nhớ hết được tất cả những thông tin này, và việc đó hoàn toàn bình thường. 
  • Hãy nhớ rằng, khi mới bắt đầu một công việc mới, việc bạn cảm thấy bị ngợp thông tin không phải là vấn đề đáng ngại, và đó không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn sẽ thất bại.

 

Thời gian thích nghi cho công việc mới

  • Bạn cần thời gian để thích nghi với mọi thứ từ công việc, đồng nghiệp đến những vật dụng …
  • Ở hầu hết các công việc, phải mất từ 3-6 tháng để bạn quan với công việc. 
  • Khoảng thời gian này thậm chí còn dài hơn ở những công việc có độ phức tạp cao hơn. 
  • Đừng hoảng sợ khi thấy mình vẫn chưa thực sự thích nghi khi đã bước vào tuần làm việc thứ ba, hoặc có cảm giác như bạn sẽ không bao giờ hòa mình vào được văn hóa ở môi trường làm việc mới này. Cảm giác đó gần như chắc chắn  sẽ biến mất, nhưng bạn cần phải có thời gian.

 

Làm quen với mọi người

  • Làm quen với những người bạn đồng nghiệp mới là bước khởi đầu quan trọng giúp bạn thích nghi dễ dàng hơn với mọi thứ xung quanh.
  • Cho dù bạn là người nhút nhát và hướng nội, trong vài tuần làm việc đầu tiên ở chỗ mới, hãy nỗ lực làm quen với các đồng nghiệp mới. 
  • Đây chính là những người sẽ giúp chỉ cho bạn chỗ ăn trưa, nói cho bạn biết sếp quan tâm nhất đến điều gì, hay ai là người giải quyết vấn đề về tiền lương ở phòng kế toán.
  • Trong môi trường làm việc mới, bạn hãy tỏ ra thân thiện với tất cả mọi người, nhưng đừng để bản thân bị lôi kéo vào một nhóm nào đó.
  • Ở giai đoạn này, bạn chưa biết nhiều đủ để đứng về nhóm này hay nhóm khác. 
  • Việc tham gia vào một nhóm nào đó có thể đồng nghĩa với việc bạn kết thân với những người hay phàn nàn hoặc lười nhác mà chính bạn không hề nhận ra. 
  • Vì vậy, giữ thái độ thân thiện và trung lập trước bất kỳ sự chia rẽ hay mâu thuẫn nào ở nơi làm việc mới.

 

Tìm người tư vấn, hỗ trợ

  • Sau 3 tháng bạn sẽ có một nền tảng khá tốt về công ty và lúc này bạn cần kết nối với một người thực sự có thể giúp bạn phát triển ở công ty.
  •  Hãy xem xét những ngôi sao sáng trong công ty. Ai là người có nhiều hiểu biết về công việc? Ai được tôn trọng hay ngưỡng mộ ngay cả khi đó không phải là người giỏi nhất trong công việc?… Đó là một người bạn nên tìm kiếm lời khuyên.

 

Trao đổi với sếp về những mục tiêu trong công việc

  • Trao đổi công việc với sếp không chỉ giúp bạn làm việc tiến bộ hơn mà còn tạo mối quan hệ tốt đẹp trong công việc.
  • Nếu bạn không trao đổi với sếp cụ thể về vấn đề này, bạn sẽ không biết được kết quả của bạn như thế nào trong tháng đầu tiên và 6 tháng đầu tiên sẽ được sếp đánh giá là thành công. 
  • Và bạn cũng hoàn toàn không nên phỏng đoán. Có thể ban đầu, bạn nghĩ rằng, sếp muốn bạn sẽ trở thành một chuyên gia trong mảng được giao ngay trong 2 tháng đầu tiên. 
  • Tuy nhiên, khi trao đổi với sếp, bạn mới biết, hóa ra sếp chỉ mong bạn làm quen được với công việc và hoàn thành một phần của công việc mới.
  •  Ngược lại, cũng có thể kỳ vọng của sếp lớn hơn những gì bạn nghĩ. Bởi thế, điều quan trọng là bạn phải biết đích xác.

 

Đóng góp ý kiến

  • Thật không dễ dàng để phát biểu ý kiến trong vài tháng đầu tiên, tuy nhiên sau 3 tháng bạn đã nắm bắt tốt văn hóa, tình hình kinh doanh cùng những thành công và thất bại trước đó, giờ là lúc để bắt đầu đóng góp ý kiến và nhận được sự chú ý bằng những điều đáng giá.
  • Thông thường những người có cơ hội thăng tiến không phải là những người giỏi nhất mà chỉ đơn giản họ dám nói lên ý kiến của mình và chứng tỏ họ không phải là người thừa trong các cuộc họp đánh giá hàng tuần. 
  • Hãy làm điều tương tự, đừng để người khác nêu lên sáng kiến mà bạn muốn thực hiện từ 2 ngày trước. Bạn thành thạo công việc của mình, bạn có những ý tưởng tuyệt vời và bây giờ là lúc để mọi người biết được điều đó.

Hãy luôn tự tin và thoải mái làm quen và thử sức với công việc mới. Tôi tin chắc bạn sẽ có một khởi đầu thật tốt tại nơi làm việc.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers