adsads
81
Lượt Xem 5 K

Số tiền thu nhập mỗi tháng, bao lâu sẽ được công ty xét tăng lương một lần có lẽ là câu hỏi ai đi làm cũng đặt ra, hay lấy nó làm thước đo để cân đong đo đếm giá trị của một công việc, thậm chí mức độ thành công của một người đi làm. Nhiều người không may mắn không có được công việc đúng với đam mê hay thế mạnh của mình, nhưng vẫn chấp nhận đánh đổi, để được mức lương mong muốn. Thậm chí có nhiều bạn trẻ làm việc ở một công ty chưa đầy một năm liền nghĩ đến quyết định nhảy việc, vì chưa thấy quyết định tăng lương từ cấp trên.

Lương là quan trọng, nhưng đừng tính lương chỉ đơn giản bằng tiền, hoặc nếu tính lương chỉ là số tiền bạn nhận được mỗi tháng, liệu bạn có đang đối xử bất công với công việc của mình quá không?

 

Lương không chỉ là tiền

Lâu nay, đa số chúng ta đều cho rằng lương chính tiền, lương cao nghĩa là mỗi tháng, chúng ta sẽ có một mức thu nhập “rủng rỉnh” để trang trải cuộc sống, vui chơi, du lịch. Đây cũng là mục đích đi làm của rất nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Một khảo sát của tổ chức AIESEC, hợp tác với Unilever, Nielsen và Adecco từng cho ra kết quả, có đến 54,2% các bạn trẻ lựa chọn làm việc tại một công ty vì lương thưởng, phụ cấp.

Chính vì sự tác động quá lớn của tiền lương đến quyết định lựa chọn công viên nên tình trạng nhảy việc do lương thấp, chấp nhận làm công việc không phù hợp để có lương cao đang ngày một phổ biến. Đương nhiên, chúng ta sẽ không nói chuyện này đúng hay sai, thế nhưng, vấn đề được đặt ra là: lương có phải chỉ gói gọn trong tiền?

Tại sự kiện Begin.Again do VietnamWorks tổ chức tại TP.HCM vào tháng 7/209, các diễn giả bao gồm doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam đến từ Navigos Search, Buzzmetrics, Pepsico,… đã đưa ra một một cách đo lường giá trị công việc, đo lường giá trị của mức lương mà người đi làm nhận được cho một công việc:

Lương = tiền + các giá trị vô hình

Theo đó, khái niệm lương không chỉ gói gọn trong số tiền bạn được trả mỗi tháng mà còn là những giá trị vô hình bạn nhận được từ công việc như trải nghiệm, kỹ năng, cơ hội phát triển… Tuy không nhìn thấy một cách trực quan, không có con số cụ thể vào cuối tháng như tiền lương nhưng trải nghiệm, kỹ năng… lại là những yếu tố cực kỳ quan trọng.

Một nhà lãnh đạo cấp cao từng nói, tiền bạc là quan trọng nhưng không nên là kim chỉ nam cho mọi thứ, bạn cần cân nhắc các yếu tố khác như sự nghiệp lâu dài, chất lượng công việc, sự hài lòng với công việc. Nếu làm việc chỉ vì tiền, bạn sẽ không thể hài lòng với công việc hiện tại bởi tiền không bao giờ là đủ, dẫn đến tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”, chuyển việc thường xuyên, rất khó để thăng tiến cũng như sự ổn định, cân bằng.

Ngược lại, nếu bạn đặt những yếu tố vô hình như trải nghiệm, kỹ năng làm việc lên trước, hướng đến bức tranh sự nghiệp lâu dài, bạn sẽ không bị chi phối bởi tiền bạc. Thay vào đó, bạn sẽ tập trung vào việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng cho mọi cơ hội trong sự nghiệp. Khi chuyên môn lẫn tay nghề của bạn đều vững vàng, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên những chức vụ cao hơn và hưởng mức thu nhập tương xứng.

Cân bằng giữa tiền lương và các giá trị vô hình

Nhiều người nhận ra tầm quan trọng của các giá trị vô hình, sức ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp, tuy nhiên, họ lại không biết cách cân bằng giữa làm kiếm tiền lương và làm để trau dồi, học hỏi. Thậm chí, một số bạn trẻ còn nghĩ rằng nếu làm chỉ vì đam mê, làm để tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm thì lương sẽ thấp. Còn nếu chỉ chăm chăm làm vì tiền lương, giá trị vô hình mà công việc mang đến cũng sẽ giảm lại. Vậy đây có phải là quy luật hay không?

Giá trị của công việc có phải chỉ được tính bằng tiền lương?

Trên thực tế, không có quy luật đối nghịch giữa tiền lương và việc trải nghiệm, tích lũy kỹ năng, học hỏi chuyên môn. Các ông chủ sẽ trả lương dựa trên năng lực, kinh nghiệm và hiệu quả làm việc của nhân viên. Còn việc tích lũy kinh nghiệm sẽ phụ thuộc vào thái độ, mục đích trong công việc của từng người.

Đương nhiên, sẽ có những thời điểm bạn phải chấp nhận mình kiếm ít tiền hơn để có được nhiều trải nghiệm. Đó là khi bạn mới ra trường, kinh nghiệm còn non hoặc khi bạn bước chân vào làm việc ở một lĩnh vực mới, một vị trí mới mà bạn chưa từng làm. Lúc này, bạn hoàn toàn không thể đòi hỏi một mức lương cao như mong muốn mà phải hướng đến mục tiêu lâu dài hơn là tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân trở nên tài giỏi và chuyên nghiệp hơn.

Vậy với những đã đi làm trên 2 năm, làm thế nào để cân bằng giữa yếu tố tiền lương và các giá trị vô hình như trải nghiệm, kỹ năng? Trong trường hợp này, bạn nên tìm một công việc đúng thế mạnh bản thân để khai thác tối đa lợi thế của mình. Làm việc với tâm thế không ngại thử thách, không ngại cống hiến cũng là cách để tự tạo cơ hội học hỏi, trải nghiệm và làm giàu vốn kiến thức, kỹ năng cho mình. Chính sự siêng năng, chăm chỉ này sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt sếp, đồng thời giúp bạn trở nên tự tin và thành thạo hơn. Hai yếu tố này cộng hưởng với nhau chính là nền tảng tuyệt vời để bạn đón nhận những cơ hội thăng tiến trong tương lai.

 

Nhìn chung, tiền quan trọng nhưng không phải quan trọng nhất. Khái niệm về mức lương rộng hơn khoản tiền bạn nhận mỗi tháng, nó bao gồm các kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức mà bạn học hỏi và thu thập được trong quá trình làm việc. Và “mức lương” vô hình này sẽ có  giá trị hơn nhiều trên con đường dẫn bạn đến với một sự nghiệp thành công. Bởi suy cho cùng, bạn có thể dùng kinh nghiệm, kiến thức mình có để kiếm tiền nhưng không thể dùng tiền mua kinh nghiệm, kiến thức.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Doanh nhân Thái Vân Linh: Chăm chỉ biến may mắn thành cơ hội bứt phá!

Mức lương không như mong đợi, chưa tìm được cơ hội thăng tiến, chưa có cơ hội phát huy thế mạnh bản thân trong công việc luôn là những trăn trở của rất nhiều người đi làm, đặc biệt là nhân sự có kinh nghiệm và các cấp quản lí. Thấu hiểu được những trăn trở đó, VietnamWorks đã khởi xướng hành trình Begin.Again nhằm mang đến cho người tìm việc những giải pháp và tìm thấy cơ hội bứt phá trong sự nghiệp.

Cùng với đó, sự kiện Begin.Again nằm trong chuỗi hành trình diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội vào ngày 27/7 và 3/8 vừa qua đã là cầu nối hữu ích giữa người tìm việc cùng Doanh nhân Thái Vân Linh và các nhà lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam. HR Insider cho ra chuỗi bài viết dựa trên những chia sẻ của các diễn giả tại sự kiện với hy vọng giúp bạn tìm ra những giải pháp sự nghiệp cho riêng mình!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Bài Viết Liên Quan

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn...

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers