• .
adsads
Untitled design 133
Lượt Xem 1 K

Bạn có dự định đến buổi phỏng vấn tại một doanh nghiệp. Nhưng vẫn loay hoay không biết cần chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn thường gặp như thế nào? Cách trả lời ra sao thì tốt nhất? Đừng lo lắng chúng tôi sẽ tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn.

 

Nội Dung Bài Viết

Câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Mời bạn giới thiệu đôi nét về bản thân

Bạn nên nhớ đây không phải là câu hỏi cần câu trả lời ngắn gọn đơn giản. Tất nhiên nhà tuyển dụng muốn biết và hiểu  thêm thông tin cá nhân cũng như con người bạn mới hỏi câu này. Ngoài việc giới thiệu về bản thân bạn nên lồng ghép vấn đề cuộc sống, công việc vị trí mà bạn đang ứng tuyển để họ có thể hiểu rõ mong muốn của bạn hơn. Đừng trả lời quá dài, trùng lặp ý bạn sẽ mất điểm khá nhiều đấy

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Tránh câu trả lời mang tính tiêu cực như chê bai về lương bổng hay thái độ không tốt của công ty cũ. Hãy trả lời rằng bạn muốn phát triển bản thân, muốn học hỏi thêm những điều mới lạ ở những công ty mới.

Điều gì hướng bạn đến công ty chúng tôi xin việc?

Tất nhiên vì sự nổi trội về một số lĩnh vực hay có mảng kiến thức khoa học công nghệ giúp tôi có thể phát triển bản thân. 

Tại sao bạn mong muốn làm việc ở vị trí này?

Có thể trả lời vì đam mê, thế mạnh, mong muốn học hỏi thêm kiến thức cũng như cách làm việc của công ty.

Bạn có những điểm mạnh gì?

Trả lời điểm mạnh của bản thân gắn liền với vị trí bạn đang ứng tuyển sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt nhất giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Điểm yếu của bạn là gì?

Đừng liệt kê một loạt điểm yếu của bản thân, thay vào đó hãy kể vài điểm yếu mà trong đó ẩn chứa điểm mạnh của bạn. Ví dụ: bạn rất khó tính vì thế không mấy khi hòa đồng với các đồng nghiệp khác nhưng bù lại bạn rất chăm chút cho công việc dù vấn đề rất nhỏ cũng không để sai sót nào khi giải quyết.

Bạn từng nghĩ sẽ khắc phục những điểm yếu của bản thân không?

Đừng trả lời tiêu cực hãy để họ thấy sự cầu tiến của bạn ngay cả trong chính điểm yếu của bản thân mình

Bạn có phải là người cầu tiến trong công việc không?

Cho họ thấy sự cầu tiến của bạn qua những việc bạn đã làm.

Bạn biết gì về công ty chúng tôi và công việc mình đang ứng tuyển?

Trước khi phỏng vấn hãy tìm hiểu thông tin công ty ứng tuyển cụ thể chi tiết, để nhà tuyển dụng biết bạn thật sự hiểu rõ về công ty cũng như có mong muốn được nhận vào làm việc. Thay vì chỉ trả lời câu hỏi bạn nên thử trao đổi với nhà tuyển dụng nhiều hơn về khả năng của bạn với vị trí ứng tuyển xem họ đánh giá bạn như thế nào.

Kỹ năng quản lý của bạn như thế nào?

Bạn có thể trả lời những việc mà bạn từng quản lý rất tốt. Ví dụ: quản lý thời gian, sắp xếp hàng hóa công việc tốt. Từng quản lý bao nhiêu nhân viên.

Kiến thức – kỹ năng – thái độ bạn nghĩ thái độ có là yếu tố đầu tiên để chúng tôi xem xét không?

Dù chọn cái nào thì bạn phải trả lời lý do thật thuyết phục, theo tôi đây là câu hỏi khó. Càng đưa ra những lý luận, dẫn chứng thuyết phục bạn càng đạt điểm cao trong mắt họ.

Nếu bạn quản lý một vài nhân viên không có kinh nghiệm, bạn sẽ làm gì để giúp họ làm việc tốt hơn?

Nêu một số biện pháp phù hợp. Lưu ý: đừng quá khắt khe khi chưa cần thiết.

Đồng nghiệp cũ nói gì về bạn?

Nói cả về điểm tốt và một vài điểm xấu( tất nhiên điểm xấu ở mức có thể chấp nhận được)

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn vào vị trí này?

Hãy chọn câu trả lời khôn khéo làm tăng thêm sự nổi bật của bạn với công việc này.

Bạn có nghĩ năng lực của bạn vượt qua yêu cầu công việc ứng tuyển mà chúng tôi đưa ra?

Thể hiện năng lực của bạn là điều cần thiết để nhà tuyển dụng biết bạn làm được gì.

Bạn có hài lòng với mức lương và chế độ đãi ngộ mà công ty chúng tôi đưa ra không?

Tỏ ra hài lòng và đừng quên trao đổi thêm về các chính sách lương bổng cũng như mức độ yêu cầu của công việc. 

Theo bạn tiêu chí nào giúp bạn đánh giá chính xác mức độ làm việc của bạn?

Lời khen của sếp và những phần thưởng mà công ty dành cho tôi là tiêu chí quan trọng giúp tôi đánh giá.

Bạn có nghĩ bạn thành công trong công việc?

Cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã đạt những gì trong quá trình làm việc (việc nhà việc ngoài xã hội). Sẽ thuyết phục hơn nếu bạn đưa ra dẫn chứng cụ thể về thành công của mình.

Bạn là người giỏi làm việc theo nhóm?

Đưa một vài công việc bạn từng làm việc nhóm xuất sắc vào.

Tiền và công việc bạn nghĩ điều gì quan trọng hơn?

Trả lời sao cho dung hòa được tiền và công việc, đừng quá nghiêng về một phía.

Theo bạn những câu hỏi tuyển dụng nào khó khăn nhất?

Tất nhiên những câu liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Chưa được nhận, sao có thể chắc chắn làm hoàn toàn tốt công việc đó. Mọi câu trả lời cho câu hỏi này cũng chỉ mang tính chất ước chừng. Tuy nhiên hãy trả lời trong khả năng bạn có thể làm, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không chỉ giỏi nói mà còn giỏi làm.

Bạn có cần hỏi thêm gì không?

Tất nhiên bạn phải đưa ra vài câu hỏi, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn là người nhiệt huyết trong cuộc đối thoại.

Như vậy bạn đã có trong tay tất tần tật những câu hỏi tuyển dụng cũng như những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn rồi. Hãy luyện tập và chọn lựa cho mình những câu trả lời thật xuất sắc. Chúc bạn thành công.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Tuyển dụng nhân viên part time Tuyển dụng thiết kế Tuyển dụng Thương Mại Điện Tử
Tuyển dụng nhanh Tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh UI/UX Designer tuyển dụng

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý công việc, mà còn...

Trắc nghiệm: Hình ảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ tiết lộ điểm mạnh tiềm ẩn trong sự nghiệp của bạn

Bạn có biết không, theo các nhà tâm lý học, não bộ của chúng ta thường phản ứng đầu tiên với những hình ảnh có...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Bài học làm Sếp: Đừng chỉ là người "forward" công việc, hãy là người dẫn dắt đội ngũ

Trong môi trường công việc hiện đại, vai trò của người lãnh đạo không chỉ...

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

Dự đoán Top các ngành nghề mới sẽ trở thành hot trend trong năm 2025

Thế giới việc làm đang thay đổi với tốc độ chóng mặt, và năm 2025...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers