Khi chúng ta tham gia phỏng vấn xin việc, đặc biệt với các bạn mới tốt nghiệp ra trường thì những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc. Cũng như các kỹ năng liên quan chưa có được nhiều. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về 7 điều nhà tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên!
Thông thường, ở các công ty thường có từ 2 tới 3 vòng phỏng vấn. Vòng đầu tiên, các bạn sẽ được phỏng vấn với bộ phận nhân sự. Họ sẽ kiểm tra qua về các thông tin mà bạn ghi trong CV. Kiểm tra về kỹ năng, thái độ của bạn.
Sau khi vượt qua vòng 1, bạn sẽ được phỏng vấn vòng tiếp theo với bộ phận chuyên môn. Ví dụ như: kế toán, marketing, kỹ thuật,… tùy vào vị trí bạn ứng tuyển. Ở một số công ty vừa và nhỏ thì có thể sẽ gộp 2 vòng phỏng vấn này làm một.
Ở một số công ty lớn, có thể bạn sẽ phải phỏng vấn thêm một vòng nữa. Phỏng vấn trực tiếp với ban giám đốc ở những vị trí như: trợ lý giám đốc,…
Và dưới đây là một số mục tiêu mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở bạn:
Mục tiêu 1: Kiểm tra – mở rộng – đào sâu
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem những gì bạn ghi trong CV có trung thực, chất lượng hay không? Kiểm tra xem bạn có nói sai lệch gì hay không?
Ví dụ như trong CV bạn ghi rằng đã tham gia một dự án lớn ở công ty cũ. Tuy nhiên, bạn chỉ đóng góp ở vai trò nhỏ, không diễn đạt đúng trong CV. Kinh nghiệm bạn thu được cũng không nhiều như người đã hoàn thành một dự án lớn.
Tiếp theo, họ sẽ kiểm tra về bạn có phù hợp với tính chất vị trí tuyển dụng hay không? Hoặc có phù hợp với văn hóa công ty hay không?
Cuối cùng họ sẽ đào sâu vào những kinh nghiệm của bạn. Xem bạn đã thực hiện nó như thế nào?
Mục tiêu 2: Thái độ, kỹ năng của bạn có phù hợp với công việc không? – kinh nghiệm phỏng vấn
Đối với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thì kinh nghiệm phỏng vấn và kỹ năng chuyên môn chưa có nhiều. Và chắc chắn sẽ không được nổi trội cho người đã có kinh nghiệm đi làm rồi.
Vì thế, bạn phải thể hiện thái độ thật tốt, lễ phép, tôn trọng và nhiệt huyết với công việc này. Kỹ năng, kinh nghiệm có thể trau dồi dần, nhưng thái độ tốt thì nhất định bạn phải có ngay từ đầu. Các nhà tuyển dụng rất đề cao về thái độ.
Mục tiêu 3: Bạn có thực sự đam mê với công việc này hay không?
Hiện nay, đối với các bạn trẻ ở thời đại 4.0 với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Với sự hỗ trợ của mạng internet nên có thể nói, các bạn biết rất nhiều và tiếp cận các thông tin rất nhanh. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó đã gây nên tình trạng loạn thông tin. Và chúng ta không thể tập trung giỏi chuyên sâu vào lĩnh vực nào cả.
Nhà tuyển dụng thật sự kỳ vọng ở một ứng viên có khả năng tập trung cao độ, nghiêm túc vào chuyên sâu vào ngành nghề của công ty họ. Vì vậy, họ cần biết bạn phải có đam mê với công việc này thì mới có thể gắn bó lâu dài với công ty.
Mục tiêu 4: Bạn có nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình hay không?
Với một ứng viên có thể xác định rõ điểm mạnh thì họ sẽ biết cách tiếp tục phát huy nó. Cũng như khi biết được những điểm yếu thì họ sẽ tìm cách để cải thiện chúng.
Ngoài ra, khi nhận thức được điểm yếu điểm mạnh cho bản thân, công ty cũng như chính bản thân ứng viên có thể lên được một kế hoạch phát triển công việc sau này.
Mục tiêu 5: Bạn có định hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng hay không? – kinh nghiệm phỏng vấn
Trong vòng 1 năm tới bạn sẽ làm được những gì? Trong vòng 3 năm tới bạn sẽ đứng ở vị trí nào? Và trong 5 năm tới bạn sẽ là ai?…
Nếu không xác định rõ mục tiêu của mình, ứng viên sẽ không có lộ trình đi đúng hướng. Và làm việc sẽ không hiệu quả. Có nhiều người mặc dù đã có kinh nghiệm phỏng vấn nhưng cũng chưa thể hiện tốt được ở phần này.
Với một ứng viên có định hướng nghề nghiệp tốt, họ sẽ không dễ dàng đầu hàng hoặc bỏ cuộc khi gặp những khó khăn.
Mục tiêu 6: Bạn có nắm rõ quy trình làm việc hay không?
Đặc biệt với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thường có những câu trả lời chung chung. Ví dụ như: “Em chưa đi làm nhiều nên còn thiếu kinh nghiệm, em muốn được học hỏi…”
Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện rõ quan điểm nêu nên quy trình làm việc. Thậm chí, không nhất thiết bạn đã phải làm công việc đó. Đơn giản là bạn tìm hiểu ở đâu đó, hoặc đọc trong một cuốn sách nào đó. Chỉ cần bạn có khả năng trình bày nó một cách hợp lý để nhà tuyển dụng thấy được bạn có quan tâm và hiểu về công việc.
Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Tuyển shipper | Việc làm part time tại nhà | Việc làm tại VSIP Quảng Ngãi mới nhất hôm nay |
Nhân viên hành chính văn phòng | Tìm việc làm phổ thông tại Hà Nội | Việc làm bán thời gian TP.HCM |
Mục tiêu 7: Bạn có thể cống hiến gì cho công ty? – kinh nghiệm phỏng vấn
Kinh nghiệm và kỹ năng bạn chưa có nhiều? Nhưng không phải vì thế mà bạn không thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình hoàn toàn có thể mang lại giá trị cho công ty.
Khi bạn đã được nhà tuyển dụng gọi tới phỏng vấn, thì ít nhất họ cũng đã có những kỳ vọng cụ thể về tiềm năng của bạn. Vì vậy, bạn hãy tự tin nêu nên những điểm mạnh của mình phù hợp với vị trí tuyển dụng.
Như vậy, bài viết đã nêu lên 7 mục tiêu mà nhà tuyển dụng kỳ vọng được đúc kết từ các kinh nghiệm phỏng vấn. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.