adsads
Untitled design 113
Lượt Xem 4 K

Một trong những nỗi sợ mà nhiều người gặp phải nhất chính là nỗi sợ khi đứng trước đám đông. Và nỗi sợ này sẽ làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến kỹ năng thuyết trình của bạn. Vậy làm sao để vượt quá điều đó? Và làm thế nào để có kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nếu chúng ta có thể trình bày, thuyết phục người khác trước công chúng tốt thì khả năng chúng ta thành công trong cuộc sống này sẽ cao hơn rất nhiều. Có rất nhiều người có thực lực, có tài năng, nhưng chỉ vì khả năng thuyết phục không được tốt nên đã mất đi rất nhiều cơ hội. Ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào thì kỹ năng thuyết trình đều rất cần thiết. 

Dưới đây là bí quyết giúp bạn cải thiện nỗi sợ khi đứng trước đám đông:

 

1. Kỹ năng thuyết trình: Thực hành…Thực hành…Thực hành

Hãy bắt đầu thực hành ở bất cứ nơi nào mà chúng ta có thể tìm được 2 người trở nên. Bài nói của mình có thể bắt đầu từ 3 phút, 5 phút, 7 phút rồi tăng dần. Bài nói cần phải đủ 3 phần: mở đầu, thân bài, và kết luận.

Phần mở đầu là cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là chúng ta đang sống trong một xã hội đầy sự chi phối. Ở đâu cũng có mạng xã hội, mạng internet, điện thoại,…rình rập và chiếm lấy sự quan tâm của mọi người. 

Vì vậy, nếu như ở ngay phần mở đầu mà bạn không thành công, thì rất tiếc mọi người sẽ chẳng thèm quan tâm bạn nói gì. Họ sẽ tìm đến những điều khiến họ cảm thấy thú vị hơn.

 

2. Cách mở đầu ấn tượng

Thông thường, phần mở đầu sẽ là phần khiến người thuyết trình sợ hãi nhất. Vì vậy, chỉ cần vượt qua phần này, chúng ta sẽ tự tin hơn rất nhiều lần.

Có rất nhiều cách mở đầu độc đáo. Bạn có thể mở đầu bằng một câu hỏi khá là sốc. Đưa ra một sự kiện, dẫn chứng gây chú ý. Hoặc nếu như bạn có nhiều thời gian hơn thì hãy kể một câu chuyện ngắn có thông điệp mà bạn muốn gửi tới mọi người. Điều đó sẽ giúp bạn khiến mọi người cảm thấy cuốn hút hơn.

Ví dụ: Bạn đang thuyết trình về chủ đề “Khởi nghiệp 4.0”

Câu hỏi bạn có thể đặt ra ở phần mở đầu: “Bạn có biết con chip ở trong smartphone của bạn có giá bao nhiêu tiền không?”

Khi đó, mọi người sẽ cố gắng suy nghĩ để trả lời câu hỏi của bạn. Sau đó, bạn đưa ra một thông tin thú vị. “Con chip nằm trong smartphone đó chỉ có giá khoảng 1 đô còn lại chi phí mà bạn trả đó chính là chi phí trả cho Marketing”.

 

3. Làm sao để tích lũy kiến thức cho bài thuyết trình?

Bạn phải làm như thế nào với phần thân của bài thuyết trình để tránh nhàm chán và lý thuyết? Đừng trình bày nó một cách cứng nhắc, lý thuyết sách vở. Hãy đưa ra những câu chuyện, dẫn chứng ví dụ để người nghe dễ dàng hiểu được nội dung. Từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm.

Ngay từ bây giờ, mỗi khi bạn trải nghiệm một điều gì đó, bạn đi du lịch đây đó, bạn đọc một quyển sách hãy bất chợt nghe một điều gì đó hay ho. Hãy ghi chép lại và giữ nó trong một hộc tủ nhỏ. Chắc chắn ở thời điểm nào đó trong cuộc sống, bạn sẽ cần đến chúng. Khi đó, bạn chỉ cần mang ra bạn sẽ có cảm hứng, có những câu chuyện hay, những kinh nghiệm cuộc sống.

Để có thể gây ấn tượng sâu sắc, những gì bạn nói trước đám đông phải là câu chuyện của riêng mình. Phải thật sự độc đáo chứ đừng đi lấy lại của người khác.

 

4. Sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình 

Trước khi vào bài thuyết trình, chúng ta cần giữ bình tĩnh bằng cách thở đều từ bụng đi lên. Và cơ thể để thư giãn, mở rộng.

5S tạo nên thần thái tự tin:

  • Stand: Khi thuyết trình, bạn không nên ngồi mà hãy đứng. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin và cảm thấy mình nổi bật cởi mở hơn. Tạo hiệu ứng quyền lực cho người nghe 
  • Settle: Điều này có nghĩa là ban đầu khi bạn đứng, hãy đứng vững. Đừng nhúc nhích người quá nhiều. Nó sẽ giúp thu hút sự chú ý của khán giả.
  • Smile: Và một nụ cười là điều cực kỳ quan trọng. Thể hiện sự thân thiện, gần gũi và truyền tải năng lượng tích cực cho người nghe. 
  • Step up: Khi thuyết trình, bạn nên di chuyển đến gần và tương tác bằng mắt với người nghe. Mặc dù trong phòng có rất nhiều người nghe, nhưng chỉ cần bạn bước đến gần thì mỗi người đều cảm giác như bạn đang chỉ nói chuyện với họ. Điều này sẽ giúp bạn tăng sự tương tác của người nghe
  • Speak: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong kỹ năng thuyết trình. Bạn cần biết luyện giọng nói cho có nhịp điệu. Nhấn mạnh vào những từ quan trọng cần chú ý và tạo sức hút với người nghe.

Bài viết đã đưa ra một vài bí quyết giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ khi đứng trước đám đông cũng như rèn luyện kỹ năng thuyết trình ấn tượng. Hãy nhớ điều quan trọng nhất là phải thực hành thật nhé! Chúc bạn có nhiều thành công trong cuộc sống.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers