adsads
Untitled design 58
Lượt Xem 2 K

“Thành công của một người được quyết định bởi 25% trình độ chuyên môn, bằng cấp; 75% còn lại là kỹ năng mềm”, ông Phạm Đình Nguyên. Như vậy đủ để thấy kiến thức trên trường lớp chưa bao giờ là đủ. Việc các bạn trẻ học kỹ năng mềm đã trở nên vô cùng quan trọng để có được một hành trang tốt nhất khi lập thân và lập nghiệp trong cuộc sống sau này.

 

Vì sao học kỹ năng mềm lại đóng vai trò quan trọng như vậy?

Trong xã hội hiện đại, các kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao. Rất nhiều nhà tuyển dụng xem trọng những kỹ năng thiên về tính cách này và xem đây là một trong những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.

Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn nhân sự dựa vào việc so sánh trình độ chuyên môn của nhiều ứng viên khác nhau. Đó là lý do khiến cho việc nhận diện ra đâu là ứng viên phù hợp nhất với công ty trở nên quan trọng nhất. Họ cần tìm được người hợp tác tốt với người khác, tạo động lực cho đồng nghiệp, bình tĩnh đối phó với khó khăn và có khả năng đáp ứng chính xác những gì mà tổ chức cần. Những cá nhân được đào tạo tốt về kỹ năng mềm sẽ làm lợi cho công ty theo cách đó. Do vậy, dù nó khó đo lường thì chúng ta cũng không thể phớt lờ.

Việc ứng viên đánh giá thấp kỹ năng mềm có thể xuất phát từ niềm tin rằng các tiến bộ kỹ thuật đã giảm bớt tầm quan trọng của sự tương tác cá nhân. Ngược lại, công nghệ đã tăng tốc độ và tần suất tương tác với đồng nghiệp, không chỉ trong bộ phận mà là toàn công ty (đôi khi là tầm quốc tế). Kỹ năng mềm là chìa khóa để giúp cho mọi giao tiếp và hợp tác trở nên hiệu quả hơn. 

Quả thực, trình độ học vấn và bằng cấp chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa phải là điều kiện đủ để một con người có thể ra đời và sống tốt. Trong cuộc sống, các kỹ năng sống, sự nhạy bén trong xử lý công việc và nghệ thuật giao tiếp… của mỗi người đóng vai trò quan trọng, các yếu tố này được người ta gọi là “Kỹ năng mềm” hay còn gọi là “Soft skills” theo nghĩa tiếng Anh.

Kỹ năng mềm là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Học ỹ năng “mềm” chủ yếu là học những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

 

Tại sao giới trẻ nên học các kỹ năng mềm từ bây giờ?

Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá trình học tập là yếu tố quyết định giúp các sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. 

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà không ai có thể nói trước được điều gì trong một thế giới đang thay đổi từng ngày.

Chính vì thế tại các trường học, gần chục năm trở lại đây, việc học kỹ năng mềm đã được đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các hoạt động ngoài giờ của học sinh trường Trung học Phổ thông. Hoạt động này càng mạnh hơn ở giảng đường Đại học.

Trong mỗi chúng ta, mục đích học tập là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định bản thân mình. Nếu điều trên là một định nghĩa, đối chiếu điều trên với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, thì mục đích học tập của chúng ta mới chỉ là học để biết.

Vì vậy khi các bạn sinh viên ra trường, các bạn đi tham gia phỏng vấn, thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ở bằng cấp, khả năng chuyên môn…Nhưng bạn nên biết rằng, năng lực của con người được đánh giá ở 3 tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Đừng nên học vẹt những kỹ năng mềm trên trường lớp như vậy sẽ rất mất thời gian của bạn mà không đem lại hiệu quả gì cả.

 

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?

Các bạn sinh viên cần xác định, cũng như định hướng được công việc mà mình làm sau khi ra trường. Sau đó bạn nên tìm hiểu, phân tích xem công việc của mình cần các kỹ năng mềm gì. Việc tìm hiểu, xác định rõ kỹ năng mềm và điều rất quan trọng để mình có thể trau dồi. Các bạn phải tập kỹ năng hàng ngày, như vậy mới có thành thục và nhuần nhuyễn được. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cần phải học kỹ năng mềm cho bản thân, ngoài ra cần có sự uyển chuyển chứ không cần sự cân nhắc.

Có rất nhiều bạn sinh viên, tự tìm kiếm cho mình những cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản  thân. Nhưng có một số các bạn sinh viên, chưa có nhận thức đúng về kỹ năng mềm trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên các bạn nghĩ chỉ cần học giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé để vào đời. Đây là quan điểm không sai, nhưng nó chưa đủ.

Kỹ năng mềm là một quá trình chúng ta tích lũy và rèn luyện. Các bạn sinh viên năm nhất, dựa trên những khả năng của bản thân, những mục tiêu tương lại để xây dựng cho mình lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học. Đến khi ra trường, các bạn sẽ tự tin năng lực của mình với bộ CV xin việc hoàn hảo.

 

Những kỹ năng mềm cơ bản 

Có vô số các kỹ năng mềm cơ bản mà ai cũng nên biết! Tuy nhiên, trước khi bước vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn nên chắc chắn rằng ít nhất mình cũng đã được trang bị những kỹ năng cần thiết dưới đây.

 

Kỹ năng giao tiếp

Đây có lẽ là kỹ năng quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay. Khi thông điệp của bạn được truyền đạt một cách thuyết phục và khéo léo, các vấn đề mà bạn gặp phải trong học tập, công việc và kể cả trong cuộc sống sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Biết quản lý thời gian sẽ không chỉ giúp xử lý các công việc một cách hiệu quả mà còn rèn luyện lối sống nề nếp, kỷ luật và lành mạnh hơn.

Việc cần làm ở đây, chính là tập liệt kê ra những công việc cần thiết, từ đó ưu tiên xem đâu là việc quan trọng, từ bỏ thói quen xấu, tự lập deadline và mục tiêu cho bản thân… Tất cả những thói quen này nghe chừng có vẻ đơn giản, thế nhưng đều đòi hỏi các bạn trẻ phải thật sự nghiêm khắc với bản thân mình để rèn luyện nhằm quản lý được thời gian.

 

Kỹ năng sáng tạo

Hãy học cách tư duy và duy trì sự mới mẻ trong suy nghĩ, phá bỏ những nguyên tắc cổ hủ và thử những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra, hãy tự trang bị kiến thức cho chính mình để có đủ tự tin đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đủ can đảm để dấn thân và đủ khả năng để chấp nhận đương đầu với mọi rủi ro.

 

Kỹ năng tự học

Học kỹ năng mềm không phải từ thầy cô hướng dẫn hay trên các trang web mà chính bạn cũng có thể tự rèn luyện cho mình. Và đó là kỹ năng tự học mà mỗi chúng ta cần phải có.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu như chúng ta không trang bị cho mình kỹ năng tự học, bởi kiến thức là vô biên, nếu có một ngày ngừng học, bạn sẽ bị thụt lùi.

Đối với giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên, kỹ năng này thực sự thiết thực. Để có được những kiến thức không chỉ trên giảng đường mà ngay cả những kiến thức bên ngoài, đơn cử như những kỹ năng mềm đã đề cập ở trên, tất cả mọi người đều phải trải qua quá trình tự học tập, tự thực hành.

Cuối cùng, điều cần thiết nhất đối với giới trẻ chúng ta hiện nay là hãy biết “kiến tạo tương lai” bằng cách tự học kỹ năng mềm và luôn làm mới bản thân bằng những kiến thức không chỉ ở trong sách vở và bài học trong lớp. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể theo kịp những thay đổi không ngừng của xã hội và trang bị được cho mình đủ hành trang để lập thân, lập nghiệp và làm chủ cuộc sống sau này.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers