adsads
Untitled design 21
Lượt Xem 12 K

Cuộc sống không phải là một tấm thảm trải đầy hoa hồng. Nó luôn đưa chúng ta đến với một chuỗi những điều bất ngờ, thậm chí đôi lúc còn đặt ta vào những tình huống khó lựa chọn. Và chính những lúc đứng trước “ngã ba đường” đầy thách thức này, điều bạn cần nhất chính là kỹ năng ra quyết định để có thể giải vây cho bản thân.

Kỹ năng ra quyết định sẽ giúp cuộc sống bạn trở nên dễ dàng hơn

 

1. Kỹ năng ra quyết định là gì và có vai trò ra sao?

Kỹ năng ra quyết định là kỹ năng đưa ra lựa chọn và quyết định đúng đắn nhất khi gặp phải một vấn đề nào trong cuộc sống. Không chỉ những nhà quản trị mới cần có kỹ năng quyết định mà ngay cả mỗi cá nhân cũng nên rèn luyện kỹ năng này để có thể làm chủ bản thân và nắm bắt cơ hội cho chính mình.

 

2. Kỹ năng ra quyết định được phân loại như thế nào?

Kỹ năng quyết định được chia thành 3 loại chính bao gồm: quyết định theo chuẩn, quyết định cấp thời và quyết định có chiều sâu.

Quyết định theo chuẩn

Quyết định theo chuẩn là những quyết định được lặp đi lặp lại mỗi ngày và mang tính thường lệ. Việc ra quyết định của bạn ở loại này thường sẽ đơn giản và không phải quá đau đầu. Bởi, giải pháp cho những tình huống này thường là xử lý theo thủ tục và luật đã có sẵn.

Ví dụ: Mua một chiếc máy photo cho văn phòng công ty. Điều này phải căn cứ vào quy định sẵn của công ty nên quyết định này được gọi là theo chuẩn.

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định ngày hôm nay

Quyết định cấp thời 

Đây là loại quyết định khó khăn nhất vì nó mang tính rủi ro. Bạn sẽ không thể biết được hệ quả mà quyết định đó mang lại là tốt hay xấu nhưng vẫn phải chọn đưa ra quyết định vì nó mang tính cấp thiết và tức thời.

Ví dụ: Bạn đã chuẩn bị một chiếc váy thật đẹp để chuẩn bị đi phỏng vấn vào ngày mai, nhưng trên đường đến công ty bạn không may gặp sự cố và rách váy, bạn không biết nên ghé vào cửa hàng gần đó mua váy mới hay quay về nhà thay váy khác. 

Quyết định có chiều sâu

Quyết định có chiều sâu cũng là một quyết định khó khăn đối với mỗi cá nhân hay tổ chức. Vì quyết định này thường không dùng để giải quyết những vấn đề cấp thời mà đòi hỏi kế hoạch lâu dài, trải qua thảo luận và xem xét.

Ví dụ: Quyết định mua 10 máy vi tính cho 9 nhân viên văn phòng và 1 thư ký 

 

3. Cách rèn luyện kỹ năng đưa ra quyết định

Không để người khác ảnh hưởng đến tư tưởng

Tiếp nhận ý kiến của người khác là điều tốt, tuy nhiên đừng để bản thân bị xao động bởi nhiều luồng ý kiến khác nhau. 

Người có kỹ năng đưa ra quyết định là người một khi bạn đã chắc chắn với quyết định đó, họ sẽ kiên định theo đuổi đến cùng và không để người khác làm ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của mình khi ra quyết định.

 

Chỉ xin lời khuyên từ người thật sự tin tưởng và am hiểu về lĩnh vực

Đừng bao giờ xin ý kiến về việc lên chiến lược kinh doanh từ một cô giáo mầm non. Đó không phải là chuyên ngành của họ, vì thế lời khuyên này rất có thể không hoàn toàn hữu ích. Hãy lựa chọn người bạn tin tưởng và am hiểu về lĩnh vực đó khi cần xin ý kiến từ người khác.

 

Ghi lại quyết định ra giấy của bạn

Để chắc chắn những quyết định được lựa chọn kỹ càng, hãy ghi chúng ra giấy và kiểm tra một lần nữa. 

Sau khi đã quyết định xong, hãy ghi lại lý do tại sao bạn lựa chọn quyết định này, những hệ quả sau đó là gì, để trong tương lai bạn sẽ biết được tại sao thời điểm đó mình lại có lựa chọn như thế và những hệ quả đi kèm là gì. Đây là cách tốt nhất để rút kinh nghiệm cho những lần ra quyết định sau.

Xem xét tình huống và đặt nhiều câu hỏi cho quyết định của bạn

Khi đưa ra quyết định, bạn cần đặt thật nhiều câu hỏi để chắc chắn quyết định này là đã thỏa đáng hay chưa.

Một số câu hỏi bạn nên đặt ra cho mình là “Quyết định này giải quyết được những vấn đề gì? Còn quyết định nào tốt hơn không? Mức độ rủi ro và thành công trong quyết định này là bao nhiêu?,…”

Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình phương án dự trù khác để có thể thay thế ngay khi quyết định phát sinh rủi ro đáng tiếc. Hãy kiểm soát mọi thứ thật tốt khi đưa ra những quyết định trong cuộc sống.

“Đôi khi những quyết định nhỏ cũng có thể thay đổi cả cuộc đời”, chính vì thế, kỹ năng ra quyết định quả thật rất quan trọng trong cuộc sống muôn màu, nhiều ngã rẽ này. Hãy trau dồi cho mình kỹ năng này ngay từ bây giờ để có thể giúp cho cuộc sống thêm tốt đẹp với những lựa chọn đúng đắn nhất.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers