• .
adsads
Untitled design 12
Lượt Xem 4 K

Nếu quá trình trước phỏng vấn là một trận chiến tâm lý cam go thì đợi kết quả từ nhà tuyển dụng lại cam go gấp 10 lần. Và một chiếc thư cảm ơn sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa được những áp lực ấy.

 

Tại sao bạn cần viết thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn xin việc?

Thay vì bị động ngồi chờ kết quả tuyển dụng, bạn nên chủ động viết một lá thư cảm ơn và làm tăng cơ hội trúng tuyển cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều ứng viên lại quên mất điều này.

 

Tại sao bạn phải viết Thư cảm ơn?

Lá Thư Cảm Ơn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển mà còn là cách để tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách “nhắc khéo” nhà tuyển dụng “Đừng quên tôi!”

Sau khi tham gia phỏng vấn, dù kết quả như thế nào thì việc gửi đi một bức thư cảm ơn đến công ty bạn đã ứng tuyển thể hiện bạn là một người chín chắn, chuyên nghiệp. Bạn sẽ cho công ty đó thấy bạn là một ứng viên lịch sự, nhiều thiện chí, thành ý mong muốn làm việc cho họ.

 

Những lưu ý cần thiết trước khi gửi Thư cảm ơn

Thời gian gửi thư

Các ứng viên cần đặc biệt lưu ý việc này. Dù bạn bận rộn đến đâu thì cũng xin dành ra vài phút hoàn chỉnh thư cảm ơn và gửi đi trong vòng 24 tiếng kể từ lúc bạn được nhà tuyển dụng phỏng vấn.

Hình thức thư cảm ơn

Nên nhớ rằng thư cảm ơn cũng quan trọng không kém CV. Thế nên về mặt hình thức, thư cảm ơn cần được trình bày trên tờ giấy A4 (khoảng nửa trang là được). Nếu gửi thư cảm ơn qua email thì hãy nhờ đến các công cụ của Word. Khi viết cần chú ý súc tích, ngắn gọn và đặc biệt không được sai chính tả, sai ngữ pháp.

Bố cục thư cảm ơn

Về cách viết thư cảm ơn, cũng như những bức thư khác, thư cảm ơn có bố cục 3 phần rõ ràng: mở đầu, nội dung và lời kết. Bạn có thể tham khảo bố cục sau đây:

Mở đầu: Hãy cảm ơn nhà tuyển dụng đã quan tâm hồ sơ của bạn và đã mời bạn đến dự buổi phỏng vấn.

Nội dung: Đề cập đến buổi phỏng vấn vừa diễn ra, những gì bạn đã học hỏi được sau khi được nhà tuyển dụng phỏng vấn, rút ra điểm mạnh – điểm hạn chế của bản thân và thể hiện mong muốn được làm việc cho công ty.

Lời kết: Gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng. Cho nhà tuyển dụng biết rằng bản thân bạn đang đợi kết quả phỏng vấn. Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách viết thư cảm ơn.

Tại sao bạn cần viết thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn xin việc?

Cũng như những bức thư khác, thư cảm ơn có bố cục 3 phần rõ ràng.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là một mẫu Thư cảm ơn đã được HR Insider biên soạn sẵn với mục đích tham khảo. Tùy phong cách và tính chất công việc, mỗi người sẽ có một văn phong khác nhau để tạo được dấu ấn cho riêng mình.

“Kính gửi Anh/Chị…,

Em là…cảm ơn Anh/Chị và Quý công ty đã tạo điều kiện cho em tham dự vào buổi phỏng vấn ứng tuyển cho vị trí…

Buổi phỏng vấn vừa qua là một cơ hội rất quý báu đối với em vì em được trực tiếp thể hiện khả năng và nguyện vọng của mình. Đồng thời em cũng được cùng Quý công ty trao đổi thẳng thắn về các điều kiện tuyển dụng. Nhờ vào cuộc phỏng vấn, em đã hiểu rõ hơn về bản thân mình cũng như biết thêm về phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện của Quý công ty.

Em thật sự hy vọng và mong muốn được làm việc lâu dài cho công ty. Mong rằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của em sẽ đáp ứng được yêu cầu vị trí ứng tuyển.

Dù kết quả như thế nào, em cũng xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian quý báu của mình để phỏng vấn em. Hy vọng sẽ có cơ hội làm việc cùng Anh/Chị trong tương lai.

Chúc Anh/Chị có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. Chúc Quý công ty sẽ đạt được nhiều thành tựu mới.

Người gửi

(Ký tên)

(Ghi rõ họ tên)

Email:

Điện thoại:

Skype:

— HR Insider / Theo forbes.com —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách tận dụng sức mạnh của Excel. Chỉ với vài cú...

Bài Viết Liên Quan
Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

hàm tính phần trăm trong excel

Học cách sử dụng hàm tính phần trăm trong Excel

Tính toán phần trăm không còn là bài toán khó nhằn nếu bạn biết cách...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers