adsads
Untitled design 7
Lượt Xem 1 K

“Mệt mỏi”, “lạc lõng”, “lo lắng”, “mỗi ngày là một cuộc chiến”

Những người trẻ thuộc thế hệ Y (từ những năm 1980 đến những năm 2000) thường sẽ rất dễ gặp phải vấn đề này, một phần là vì bản tính khá tự mãn và quá tự tin với bản thân mình. Tuy nhiên, theo cảm nhận của chúng tôi từ cuộc phỏng vấn gần đây, cũng như những lúc làm việc chung với họ – những sinh viên mới ra trường, thì mọi chuyện không đơn thuần là chỉ như vậy.

Theo quan điểm của chúng tôi, lí do chính khiến sinh viên mới ra trường chật vật với công việc không liên quan đến thế hệ của họ – mà nó bắt nguồn từ văn hóa. Cụ thể hơn, đó là sự chuyển giao văn hóa đầy tính quan trọng nhưng ít được nhấn mạnh – từ nhà trường sang nơi làm việc. Trong nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy sự chuyển giao văn hóa này diễn ra theo ba khía cạnh: phản hồi, mối quan hệtrách nhiệm.

 

Phản hồi

Sinh viên cần lắng nghe và phản hồi trong những ngày đầu đi làm

“Trong suốt cuộc đời tôi từ những ngày đầu đến trường, mọi thứ đều được quy bằng điểm số và những lời nhận xét từ giáo viên. Tuy nhiên tại nơi làm việc, tôi không nhận được phản hồi ngay lập tức, và tôi nghĩ đó là một trong những trở ngại lớn nhất trong quá trình chuyển giao này” – Candara, 23 tuổi, trợ lí nghiên cứu chăm sóc sức khỏe.

Tại trường, những phản hồi đều rõ ràng và diễn ra thường xuyên. Bạn sẽ có một đề cương chương trình học và những yêu cầu chi tiết, những tiêu chuẩn cho kì học đó để làm thước đo đánh giá và chấm điểm. Sau đó, qua mỗi bài tập mà bạn nộp lên đều có phản hồi từ giáo sư cho môn học đó. Những lời nhận xét mà bạn nhận được đều được trực tiếp gửi cho bạn, và thường thì sẽ không có lời giải thích cá nhân nào được đưa ra. Thêm vào đó, bởi vì điểm số đều đã được tiêu chuẩn hóa, cũng dễ hiểu rằng mức độ hiểu biết tại lớp của bạn liên quan đến người khác, hoặc là tương xứng với chính bản thân bạn trong những kì học trước đó.

Và rồi hãy tưởng tượng, một khi đã bước chân vào con đường nghề nghiệp, những phản hồi sẽ chuyển sang một dạng hoàn toàn khác so với trước kia. Đối với những người mới bắt đầu, những phản hồi từ cấp trên sẽ ít thường xuyên và khó hiểu hơn nhiều lần. Điều này cũng còn tùy thuộc vào sếp hay tổ chức của bạn. Có khi bạn sẽ nhận được phản hồi một cách rõ ràng và chi tiết cho nhiệm vụ được giao. Cũng có khi bạn nhận được phản hồi một cách gián đoạn và khó để có thể hiểu ý nghĩa sâu xa của nó là gì, thông qua những lần thỉnh thoảng được nghe một chút ít nhận xét từ sếp cho đến những buổi đánh giá hiệu suất làm việc hiếm hoi. Dù là trong bất kì trường hợp nào, những nhận xét mà bạn nhận được khi làm việc đều là định tính hơn là định lượng. Điều này gây bối rối cho sinh viên vốn vẫn còn quen với những con số hay những biểu đồ học tập tại lớp.

Chính vì những khác biệt về văn hóa này, các tân binh sẽ có cơ hội trải nghiệm những hệ thống phản hồi khác nhau – bam gồm việc tự tìm cách để phát triển bản thân, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp tại công ty và cả sự nghiệp của họ nữa.

Sinh viên mới tốt nghiệp cũng nên học hỏi những kĩ năng mới về cách tiếp nhận phản hồi một cách chuyên nghiệp và đĩnh đạc nhất, kể cả tích cực và tiêu cực, trong môi trường làm việc sau này. Cứ cho là trong một vài lớp học, ví như lớp nhạc kịch hoặc các lớp kĩ năng viết sáng tạo, thì sinh viên sẽ có cơ hội để trải nghiệm việc cho và nhận phải hồi một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đều có các môn học như vậy. Ta cần biết rằng thường thì ở trường, các phản hồi được đưa ra một cách khách quan, dưới dạng viết, và không có nhiều cơ hội để sinh viên có thể thảo luận hay tương tác mặt đối mặt với nhau.

 

Mối quan hệ

“Bỗng dưng bạn phải làm việc và phối hợp với những người từ mọi tầng lớp và địa vị khác nhau. Và không hẳn là bạn có thể hiểu rõ ai trong bất cứ số họ” – David, 26 tuổi, cố vấn chiến lược kinh doanh.

Những mối quan hệ trong môi trường làm việc dĩ nhiên rất khác so với ở giảng đường đại học. Khi còn đi học, bạn xây dựng mối quan hệ với những người mà bạn muốn chơi – phần lớn là bạn học cùng lứa tuổi. Những mối quan hệ đó phát triển một cách tự nhiên thông qua các tương tác trong lớp học, qua các hoạt động ngoại khóa, hay qua quen biết bạn bè khác nhau. Và thường thì sẽ không có áp lực gì nhiều nếu bạn không giữ được mối quan hệ tốt đẹp với ai đó.

Ở môi trường làm việc thì khác, sinh viên mới ra trường sẽ có những trải nghiệm vô cùng khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ. Đó không còn đơn giản chỉ là có một nhóm bạn để cùng tụ tập đi chơi, đó là cả một chiến lược. Đúng là các mối quan hệ chốn công sở là trên cơ sở là tình bạn, nhưng hơn hết nó còn là tạo dựng và củng cố một mạng lưới đồng nghiệp vững chắc để có thể giúp bạn thành công hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Điều này bao gồm việc tương tác với những người thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi và cả những sở thích khác nhau. Nó còn có nghĩa là xây dựng một mối liên kết với sếp của bạn – người mà không chỉ có quyền chỉ huy, mà còn nắm nhiều quyền lực cho sự nghiệp phát triển tương lai của bản thân bạn.

Cuối cùng, mối quan hệ của bạn với giáo sư tại một lớp không có ảnh hưởng gì nhiều đến danh tiếng cũng như sự thể hiện của bạn ở các lớp còn lại. Nhưng dĩ nhiên tại nơi làm việc, việc bạn có sự tương tác tốt với sếp cũng ngụ ý rằng bạn có khả năng thành công cao trong công ty hiện tại. Ví dụ, nếu sếp của bạn phàn nàn về biểu hiện hay đạo đức nghề nghiệp của bạn đến những vị lãnh đạo khác, điều này sẽ gây cản trở cho bạn trên bước đường thành công trong tương lai đấy.

 

Trách nhiệm

“Khi rời khỏi giảng đường đại học, bạn chưa biết mình sẽ đi về đâu, nghề nghiệp tương lai như thế nào. Hoặc là bạn sẽ cố gắng biểu hiện thật tốt, hoặc là không và bị mất việc. Sinh viên thường nghĩ rằng công việc cũng đơn giản như sách vở. Nhưng còn là rất nhiều thứ, bao gồm cả trách nhiệm” – Michael, 27 tuổi, quản lí bán hàng khu vực.

Mục đích chính của trường học – ít nhất là theo khía cạnh của việc học – đó là phát triển kiến thức nền và khả năng tư duy phản biện của bạn. Bạn tự chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Và đúng là đôi khi bạn được làm những dự án nhóm, hay làm cặp với một ai đó để hoàn thành dự án đó. Nhưng đến cuối cùng, kết quả vẫn là trách nhiệm của chính bản thân bạn, cho thành tựu, thành công và cả việc học của bạn.

Ngược lại, trong môi trường làm việc, có rất nhiều tình huống oái oăm xảy ra, và hậu quả từ những lỗi lầm thường thì rất nặng nề. Lúc này, bạn không chỉ chịu trách nhiệm cho chính bản thân bạn, mà còn cho đội, đồng nghiệp, sếp, tổ, và cả cơ quan của bạn. Nếu bạn làm hỏng một nhiệm vụ quan trọng, phá hỏng mối quan hệ với khách hàng, không quản lí tốt sự tương tác với nhà cung cấp, thì sẽ chẳng có cơ hội để bạn bồi thường hay thi lại để lấy tín chỉ khác cả. Những lỗi lầm bây giờ không còn quá cần thiết hay để làm một bài học cho sau này nữa. Nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho danh tiếng cũng như sự nghiệp của bạn. Và hơn hết, những sinh viên mới đi làm sẽ phải chịu nhiều áp lực và gánh nặng hơn bao giờ hết.

Sinh viên cần lắng nghe và phản hồi trong những ngày đầu đi làm

Ba khía cạnh được đưa ra vừa rồi cho thấy rằng, sự chuyển giao từ trường học sang môi trường làm việc có thể dễ dàng với một số người, nhưng vẫn còn một số đông các bạn trẻ đang gồng mình chật vật với vấn đề này. Vì vậy, những tổ chức công ty và quản lí nên làm gì để khiến cho sự chuyển giao này trở nên bớt căng thẳng hơn cho nhân viên mới của mình?

Lời khuyên chân thành nhất từ chúng tôi đó là, hãy xem sự chuyển giao là một việc hết sức bình thường như bất cứ sự thay đổi xã hội nào trong cuộc sống, và hãy tập thích nghi dần với nó. Các tổ chức công ty có thể hướng dẫn những nhân tố mới bằng những quy tắc, luật lệ và cho họ thấy sự khác biệt giữa sách vở và thực tế.

Tuy nhiên, những tổ chức có tầm nhìn cần phải chủ động thúc đẩy lối tư duy tích cực và đầy khích lệ cho những nhân viên có kinh nghiệm trong công ty. Những nhà lãnh đạo cần cho nhân viên của mình biết rằng ai cũng có những lúc ban đầu và cũng đều đã trải qua những lúc chuyển giao như vậy. Và như vậy, họ sẽ dễ dàng bỏ qua định kiến và thấu hiểu, đồng cảm hơn cho những người đồng nghiệp trẻ tuổi của mình.

Cố vấn dĩ nhiên cũng là một trong những phần quan trọng trong quá trình này, nhưng hãy nhớ rằng không cần thiết lúc nào ta cũng cần một cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Hãy tìm người mà đã có kinh nghiệm cho cả hai mặt của sự chuyển giao – một là đã kinh qua những thử thách, hai là đã có cách để vượt qua điều đó. Người cố vấn đó cũng có thể là một người bạn, hay một người đồng nghiệp đã từng có những trải nghiệm đó. Như vậy, họ sẽ có thể đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích, và góp phần giúp khai sáng cho con đường tương lai của bạn.

Cuối cùng, chìa khóa của sự thành công cho các bạn trẻ đó là hãy tự mình phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Các bạn có thể xem gia đình, bạn bè như một tấm gương để noi theo, hoặc phát triển và trau dồi thêm nhiều kĩ năng mềm cần thiết trong quá trình làm việc. Sách vở đã cho bạn đủ kiến thức, đã đến lúc ta tự tin sải bước trên con đường sự nghiệp của chính mình!

 

— HR Insider / Theo hbr.org —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang khiến nhiều người...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về tài chính, đảm bảo sự công...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh thông tin liên lạc với khách hàng. Đó cũng chính...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Con đường sự nghiệp năm 2025 sẽ mù tịt nếu không cải thiện những kỹ năng này

"85 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2025" - con số này từ...

Khám phá về BOQ trong lĩnh vực xây dựng

BOQ là gì? Giải đáp về bảng khối lượng trong xây dựng

BOQ được xem là bộ hồ sơ quan trọng, giúp chủ đầu tư có cái...

Khám phá tất tần tật về vị trí RSM

RSM là gì? Giải mã vai trò của giám đốc kinh doanh vùng

RSM là vị trí quản lý cấp cao trong một bộ phận kinh doanh, đóng...

Khám phá thế giới của những tổng đài viên chuyên nghiệp

Tổng đài viên là gì? Tất tần tật về nghề hot nhất hiện nay

Các công ty, doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng trong việc xây dựng kênh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers