adsads
Lượt Xem 18

Chấp nhận thực tại và thích nghi với Sếp

Đừng vội công khai đả kích, nằng nặc đòi chuyển nhóm hay bồng bột quyết định nghỉ việc khi nhận thấy Sếp mình yếu kém bạn nhé. Sự hấp tấp, hành xử thiếu chuyên nghiệp và thiếu khôn ngoan không chỉ khiến bạn rơi vào nguy cơ mất việc mà còn bị “mất điểm” trong mắt mọi người đấy.

Bạn cần hiểu thực tại, biết chấp nhận và tập cách thích nghi với Sếp của mình. Hãy giữ đúng “bổn phận” cấp dưới và đừng ứng xử tùy tiện vượt cấp bạn nhé! Điều đó chỉ khiến mối quan hệ của bạn với cấp trên càng thêm căng thẳng, hiệu suất công việc càng giảm sút và nguy cơ mất việc càng cao. 

Điều bạn nên làm lúc này là cứ nghe theo và hoàn thành tốt mọi yêu cầu cấp trên giao. Nếu thấy quyết định của Sếp ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, bạn có thể khéo léo đề xuất giải pháp cũng như đóng góp ý tưởng giúp cải thiện chất lượng công việc hơn.

Tập trung làm tốt công việc thay vì bận tâm Sếp kém cỏi

Mãi bận tâm và buồn bực chuyện Sếp kém cỏi không chỉ làm tốn thời gian mà còn khiến tâm trí và tinh thần của bạn bị tác động tiêu cực. Thay vào đó, hãy dành thời gian và tâm trí tập trung hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Muốn phát triển năng lực và thăng tiến trên hành trình sự nghiệp thì chất lượng công việc luôn là yếu tố then chốt hàng đầu. Đừng để bị xao nhãng bởi những chuyện ngoài lề bạn nhé!

Trở thành “trợ thủ đắc lực” của Sếp

Sếp thiếu năng lực là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và trở thành “trợ thủ đắc lực” hỗ trợ Sếp trong công việc. Khi đã tạo được ấn tượng đẹp trong lòng Sếp, bạn dễ dàng được cất nhắc lên vị trí cao hơn. Chưa kể, nếu Sếp thăng tiến thì bạn cũng được hưởng lợi theo.

Đặc biệt, càng làm nhiều việc càng giúp bạn trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng cũng như đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Điều này không chỉ khiến bạn “ghi điểm” trong mắt đồng nghiệp và các vị lãnh đạo công ty, mà còn giúp CV của bạn “đẹp” hơn. 

“Thời thế tạo anh hùng”

Hãy biết tận dụng cơ hội để tạo bước tiến đột phá trong sự nghiệp bạn nhé! Chẳng hạn khi Sếp đi công tác hoặc nghỉ phép, nếu có vấn đề quan trọng cần xử lý gấp thì bạn sẽ đứng trước 2 sự chọn lựa: Hoặc trình vấn đề lên lãnh đạo cấp cao hơn, hoặc tự đưa ra phương án và quyết định xử lý. 

Trường hợp bạn trình lên lãnh đạo cấp cao chỉ khiến hình ảnh Sếp của bạn bị “bôi xấu”, Sếp cũng cảm thấy rất không hài lòng về bạn. Vậy nên hãy tự tin và khôn ngoan đưa ra quyết định đúng đắn để xử lý công việc tốt nhất bạn nhé. “Thời thế tạo anh hùng” mà, biết đâu sau tình huống cấp bách này bạn sẽ “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt lãnh đạo cấp cao thì sao!

Học hỏi từ các vị Sếp tài ba khác

Nếu Sếp của bạn kém cỏi thì bạn vẫn có thể học hỏi từ các tiền bối giàu kinh nghiệm và các vị Sếp tài ba khác trong công ty. Bạn có thể tình nguyện xung phong làm trợ lý cho các vị Sếp khác trong những dự án lớn cần người hỗ trợ. Hoặc thường xuyên hỗ trợ nhằm gắn kết quan hệ để học việc từ các vị tiền bối “gạo cội”…

Nhìn thấy điểm mạnh của Sếp để tôn trọng

Ngay cả những vị Sếp tồi nhất vẫn có những điểm mạnh đáng để bạn học hỏi và tôn trọng. Chẳng hạn có thể Sếp bạn không giỏi nhưng là người tâm lý và biết lắng nghe cấp dưới. Hoặc Sếp bạn có thể còn yếu chuyên môn nhưng khả năng lãnh đạo và quản lý tốt…

Cẩn thận “tai vách mạch rừng”

Chú ý lời ăn tiếng nói kẻo những gì bạn than phiền và bức xúc về năng lực yếu kém của Sếp sẽ đến tai Sếp đấy! Hãy giữ những suy nghĩ về cấp trên ở trong lòng thôi bạn nhé!

Nếu mọi chuyện quá giới hạn, hãy dứt áo ra đi!

Sau khi bạn đã áp dụng đủ mọi cách nhưng tình trạng ngày càng tồi tệ hơn thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến chuyện nghỉ việc. Vì làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về năng lực và tệ về thái độ thì khó lòng phát triển sự nghiệp bản thân được. 

Bạn có thể xin chuyển sang nhóm khác, chi nhánh khác hoặc sẵn sàng dứt áo ra đi tìm môi trường làm việc phù hợp hơn. Nếu cảm thấy đủ năng lực và tố chất, bạn có thể liều lĩnh tự đề cử mình thay thế vị trí của Sếp bạn. Tình huống “được ăn cả ngã về không này” tuy tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhưng hoặc là bạn có bước tiến đột phá trong sự nghiệp, hoặc là bạn chỉ cần nhảy việc là được.

Trên đây là những giải pháp hiệu quả giúp bạn tiếp tục phát triển bản thân dù làm việc dưới trướng một vị Sếp không như mong muốn. Chúc bạn hòa hợp với cấp trên và ngày càng thăng tiến trên hành trình phát triển sự nghiệp.

Xem thêm: 5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành “người kế thừa”

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp trong bối...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có thể sếp đang "ngắm nghía" bạn cho vai trò kế...

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một sự kiện đặc biệt mà ai cũng có những cảm...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt được kết quả như mong đợi. Đây có thể là...

Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có...

Year-end party và 1001 nỗi ám ảnh của dân công sở, top 1: Tập văn nghệ

Mỗi khi năm cũ sắp khép lại, dân công sở lại chuẩn bị cho một...

KPI cuối năm không đạt, người EQ cao sẽ nói điều này với sếp để tránh gây mất lòng

Cuối năm, khi các chỉ tiêu KPI được đánh giá, không phải ai cũng đạt...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers