Trang phục lòe loẹt, phản cảm thiếu tính chuyên nghiệp
Bạn Quỳnh (23 tuổi) kể: “Lúc mới ra trường đi phỏng vấn, em diện một chiếc đầm ôm body màu vàng trông rất nổi bật. Đến lúc chị HR thông báo rớt phỏng vấn, chị ấy có nhắn nhủ riêng với em rằng sau này đi phỏng vấn ở công ty khác nên mặc trang phục lịch sự hơn. Chị ấy bảo chị Sếp đánh giá cao trình độ học vấn của em nhưng em lại bị “mất điểm” trầm trọng chỉ vì ăn mặc trang phục không phù hợp khi đi phỏng vấn…”
Đi phỏng vấn không cần mặc đẹp, chỉ cần mặc phù hợp. Bạn nên chọn trang phục lịch sự và thanh lịch như áo sơ mi trắng phối quần tây đen hoặc chân váy đen dài qua gối. Bên cạnh đó, quần áo cũng nên được ủi phẳng phiu bạn nhé.
Tránh mặc trang phục phản cảm, hở hang và có màu sắc quá lòe loẹt. Đồng thời bạn cũng không nên mặc trang phục quá xuề xòa để thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng. Ngoài ra, đừng nên mang giày cao gót quá cao, make up quá đậm hay xịt nước hoa quá nồng… bạn nhé.
Lưu ngay cách xả stress hiệu quả cho tinh thần thoải mái.
Nói xấu công ty cũ dễ trải lòng trước những vấn đề cá nhân
Nói xấu công ty cũ là một trong những tình huống “kém duyên” nhất mà nhiều ứng viên gặp phải. Vốn đã bức xúc sẵn nên khi được nhà tuyển dụng hỏi về công ty cũ, nhiều bạn liền cao hứng nói xấu Sếp cũ và công ty cũ. Điều này vô tình khiến HR e ngại vì nhỡ đâu sau này “nạn nhân” tiếp theo sẽ là công ty họ thì sao.
Trung thực là tốt nhưng có những tình huống bạn nên ứng xử khéo léo hơn. Thay vì nói xấu, bạn hãy tập trung vào những điều mình đã học hỏi được ở Sếp cũ và công ty cũ. Chẳng hạn như: “Sếp cũ em rất khó tính, nhờ đó mà em rèn được cho mình tính cẩn thận và kỷ luật hơn ạ…”.
Đến trễ mà không thông báo cũng chẳng xin lỗi
Đến trễ buổi phỏng vấn là đã bị “mất điểm” trong mắt nhà tuyển dụng rồi. Đến trễ mà còn không có nổi một tin nhắn thông báo hay một lời xin lỗi chân thành thì nguy cơ “tạch” phỏng vấn là rất cao.
Hãy đi khảo sát đoạn đường đến buổi phỏng vấn trước 1-2 ngày để ước tính thời gian và dự tính đường tắt phòng hờ trường hợp kẹt xe bạn nhé. Trong ngày hẹn phỏng vấn, bạn nên khởi hành sớm hơn 15 phút để đề phòng những tình huống phát sinh như kẹt xe, hỏng xe, va quẹt… Lưu ý, nếu đến sớm quá thì bạn nên ngồi đợi ở quán café chứ đừng vào công ty ngay.
Tìm hiểu về khái niệm stalk là gì chi tiết ở đây.
“Thổi phồng” về bản thân – Flex quá đà mà không có dữ liệu
Bạn Trung (25 tuổi) chia sẻ: “Nhớ có lần mình đi phỏng vấn ở một công ty lớn, vì hơi tự ti nên mình đã nói hơi quá về năng lực lẫn kinh nghiệm của bản thân. Mình khoe từng đảm nhận nhiều dự án lớn ở công ty cũ và thường xuyên được Sếp dẫn đi gặp đối tác lớn… Mình còn “nổ” hiện tại có nhiều công ty đang chờ mình nhận việc nữa. Đến khi HR hỏi mình show ra vài dự án lớn và thông tin liên hệ của Sếp cũ thì tự nhiên mình bị cứng họng. Và tất nhiên là mình đã “tạch” phỏng vấn chỉ vì nói dối các bạn ạ…”
Nhà tuyển dụng rất tinh tường trong việc check năng lực chuyên môn lẫn kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Vì vậy đừng nên nói dối và thổi phồng bản thân nếu không muốn bị “muối mặt” bạn nhé.
Đón đọc thêm những chia sẻ thú vị về manifest là gì và healing là gì tại đây
Thái độ “kém duyên” trong buổi phỏng vấn
Ngáp, rung đùi, ngồi không nghiêm túc, thường xuyên kiểm tra đồng hồ… là những hành động và thái độ thô lỗ, thể hiện bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhiều bạn quên dùng kính ngữ và trao đổi quá thoải mái, suồng sã cũng thể hiện sự “kém duyên” trong mắt HR.
Là một ứng viên, bạn nên giữ chừng mực và phép lịch sự cơ bản trong buổi phỏng vấn. Nên có tác phong chuyên nghiệp và thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhà tuyển dụng bạn nhé.
Bạn có từng mắc phải lỗi nào trong các lỗi “kém duyên” kể trên không? Chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn sắp tới và “ghi điểm” trong mắt HR bởi phong thái chuyên nghiệp, lịch sự nhé!
Xem thêm: Làm việc tại công ty đa văn hoá, cách tạo ấn tượng trong 7 ngày đầu nhận việc
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.