adsads
Lượt Xem 279

Vì sao nhân viên “ngại thăng tiến”?

Hương (26 tuổi, nhân viên kế toán) chia sẻ: “Sau 3 năm gắn bó làm việc với công ty, tuần trước mình được Sếp cân nhắc lên vị trí kế toán tổng hợp. Tuy mức lương sẽ cao hơn đấy, nhưng mình biết chức vụ cao hơn đồng nghĩa với trách nhiệm và áp lực công việc cũng lớn hơn. Mình thì cũng không muốn ôm đồm thêm nhiều công việc mà chỉ muốn dành thời gian hơn cho cuộc sống cá nhân. Vậy nên mình đã từ chối lời cân nhắc này…”

Bên cạnh đó, Toàn (28 tuổi, lập trình viên) cũng tâm sự: “Lúc nhận được đề nghị thăng tiến lên vị trí trưởng phòng IT, mình cũng lo ngại lắm. Vì mình biết khả năng quản trị của mình không tốt. Mà muốn làm trưởng phòng thì yêu cầu phải có kỹ năng quản lý nè, khả năng đưa ra quyết định, chịu được áp lực cao cũng như xử lý tình huống linh hoạt nè… Quan trọng nhất là mình chỉ muốn tập trung vào phát triển chuyên môn hơn là sự thăng tiến…”

Có thể thấy, xu hướng hiện nay người lao động chú trọng cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn thay vì chỉ quan tâm đến chức vụ và thu nhập. Nhiều người cảm thấy hài lòng với vị trí hiện tại và e ngại chuyện phải chịu trách nhiệm cũng như áp lực công việc cao hơn. Ngoài ra, khả năng quản trị chưa tốt và mong muốn tập trung phát triển chuyên môn cũng là nguyên nhân khiến nhiều người “ngại thăng tiến”.

“Nghệ thuật” từ chối khéo lời đề nghị thăng tiến

Bày tỏ sự biết ơn

Dù bạn đã có quyết định từ chối lời đề nghị thăng tiến thì điều bạn cần làm đầu tiên là bày tỏ sự biết ơn công ty đã dành cơ hội cho mình. Đừng quên cảm ơn cấp trên đã đánh giá cao năng lực và tố chất quản lý của mình bạn nhé!

Tránh từ chối ngay lúc đó

Tuyệt đối không nên từ chối ngay lúc nhận được đề nghị thăng tiến của công ty. Điều này khiến cấp trên đánh giá không cao về EQ lẫn sự tinh tế, khéo léo của bạn. Bạn nên xin Sếp cho thêm thời gian cân nhắc rồi từ chối sau khoảng vài ngày là được. 

Trình bày nguyên nhân trì hoãn việc thăng chức

Sau khi đã thông báo từ chối lời đề nghị thăng tiến, bạn hãy trình bày với cấp trên lý do mình muốn trì hoãn việc thăng chức lúc này. Nên chọn 2 lý do sau để tránh bị “mất điểm” và làm phật lòng Sếp bạn nhé: 

– Cần thời gian trau dồi, rèn luyện thêm chuyên môn và các kỹ năng quản trị để “đủ sức” đảm nhận vị trí cao hơn.

– Mong muốn tập trung vào phát triển sâu chuyên môn thay vì lộ trình thăng tiến.

Bày tỏ nỗ lực phát triển bản thân sẵn sàng “nắm bắt cơ hội” thăng tiến lần sau

Để “cánh cửa thăng tiến” không bị đóng lại trong tương lai thì bạn nên chừa cho mình một “đường lui”! Vì có thể hôm nay bạn ngại thăng tiến nhưng sau này khác thì sao. Vậy nên hãy bày tỏ nỗ lực phát triển bản thân để sẵn sàng “nắm bắt cơ hội” thăng tiến lần sau khi bạn “đủ sức” đảm nhận.

Nhà lãnh đạo nên làm gì để nhân viên không “ngại thăng tiến”?

Một vị Sếp tài ba là vị Sếp có “nghệ thuật quản lý” với khả năng nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực lẫn tố chất của từng nhân viên. Từ đó mới hỗ trợ và định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp nhất với mỗi người. Cấp trên nên thường xuyên lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của nhân viên để hiểu rõ hơn cấp dưới của mình và đưa ra những lời khuyên, kinh nghiệm đắt giá. 

Với nhân viên có nhu cầu thăng tiến, cấp trên nên tạo cơ hội phát huy năng lực và hỗ trợ tối đa giúp cấp dưới phát triển toàn diện hơn. Đó có thể là các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ và khóa học khả năng quản trị, đầu tư trang thiết bị hỗ trợ công việc tối ưu và trao cơ hội đảm nhận nhiều dự án lớn… Ngoài ra, đừng quên truyền cảm hứng tích cực và tiếp động lực thúc đẩy khiến nhân viên hào hứng hơn với lộ trình thăng tiến sắp đến.  

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng “ngại thăng tiến” hiện nay. Chúc bạn chọn được hành trình phát triển sự nghiệp phù hợp nhất với bản thân mình.

Xem thêm: Nhận được thông báo lời mời ứng tuyển, 3 bước giúp bạn nhanh “chốt” việc trên VietnamWorks

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Bài Viết Liên Quan

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers