adsads
pcm âm thanh
Lượt Xem 88

PCM là định dạng âm thanh không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi về ứng dụng của PCM là gì chưa? Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, các bạn hãy cùng VietnamWorks HR Insider khám phá thêm chi tiết về loại hình âm thanh chất lượng này nhé!

PCM là gì?

PCM là viết tắt của cụm từ “Pulse Code Modulation” (điều chế mã xung) – phương pháp mã hóa âm thanh phổ biến nhất hiện nay. Định dạng PCM thường được người ta sử dụng để biểu diễn âm thanh dưới dạng số hóa. Trong quá trình này, âm thanh sẽ được chuyển đổi thành các mẫu số dựa trên biên độ của sóng âm thanh. Hệ thống PCM giúp bảo toàn chất lượng sóng âm một cách hiệu quả và làm cho quá trình xử lý âm thanh trở nên chính xác, linh hoạt hơn.

Tìm hiểu định dạng âm thanh PCM là gì?

Tìm hiểu định dạng âm thanh PCM là gì?

Tìm hiểu ứng dụng âm thanh PCM

Công nghệ PCM mang đến nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực âm thanh và điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật nhất của PCM:

Lưu trữ âm thanh số

PCM là phương pháp mã hóa âm thanh để lưu trữ trên đĩa CD, Blu-ray, DVD và các thiết bị ghi âm số. Ví dụ, đĩa CD sử dụng PCM với tần số lấy mẫu 44.1 kHz và độ sâu 16 bit, cung cấp âm thanh chất lượng cao và không nén.

Truyền tải âm thanh số

Định dạng PCM thông qua cáp quang, kết nối không dây, cáp đồng để truyền tải âm thanh qua các kênh truyền thông số. Điều này giúp đảm bảo tín hiệu âm thanh được truyền đi một cách chính xác nhất. PCM là công nghệ phổ biến trong truyền tải âm thanh số, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao nên được nhiều người dùng yêu thích.

Công nghệ PCM được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị âm thanh và điện tử hiện nay

Công nghệ PCM được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị âm thanh và điện tử hiện nay

Xử lý âm thanh số

Đây là một dạng biểu diễn tiêu chuẩn cho việc xử lý âm thanh số. Cụ thể, PCM được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị như máy ghi âm, máy phát nhạc, bàn mixer và các thiết bị xử lý âm thanh khác.

Đồng bộ âm thanh, hình ảnh

Ngoài ra, PCM còn được sử dụng để đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh trong hệ thống video. Điều này đảm bảo âm thanh và hình ảnh có sự đồng bộ và thống nhất với nhau. Công nghệ PCM mang đến một giải pháp hiệu quả và chính xác trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Hiện nay, công nghệ này đã được trang bị trong nhiều hệ thống âm thanh hiện đại như mixer, preamplifier, amply,… để mang tới những âm thanh chất lượng cao và chính xác nhất.

Các thiết bị sử dụng công nghệ PCM

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị sử dụng công nghệ CPM để xử lý và truyền tải âm thanh, trong đó phải kể đến:

Máy CD và đầu đĩa CD

  • Máy CD: Máy CD âm thanh sử dụng công nghệ PCM để mã hóa và giải mã âm thanh trên đĩa CD. Định dạng với tần số 44.1 kHz và độ sâu 16 bit là tiêu chuẩn cho âm thanh CD.
  • Đầu đĩa CD: Các đầu đĩa CD cũng được sử dụng định dạng PCM để phát lại âm thanh từ đĩa CD.

Thiết bị ghi âm

Các thiết bị ghi âm studio thường sử dụng công nghệ PCM để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất. Định dạng này có thể ghi âm với tần số lấy mẫu và độ sâu bit khác nhau.

Hệ thống âm thanh kỹ thuật số

  • Dàn âm thanh trong gia đình: Nhiều hệ thống âm thanh gia đình và đầu phát Bluray sử dụng công nghệ PCM để xử lý và phát âm thanh không nén từ các nguồn kỹ thuật số.
  • Amply: Nhiều amply hiện nay có khả năng xử lý PCM, mang đến chất lượng âm thanh cao cho những hệ thống âm thanh đa kênh.
Điểm danh các thiết bị sử dụng định dạng PCM hiện đại

Điểm danh các thiết bị sử dụng định dạng PCM hiện đại

Máy tính, phần mềm âm thanh

  • Máy tính: Các loại máy tính và laptop hiện đại sử dụng PCM để truyền tải âm thanh qua loa hoặc tai nghe. Theo đó, thẻ âm thanh máy tính sử dụng công nghệ này để ghi âm thanh từ bên jack micro và chuyển đổi âm thanh nén qua PCM để phát lại.
  • Phần mềm âm thanh: Các phần mềm DAW (Digital Audio Workstation – trạm âm thanh kỹ thuật số) như Pro Tools, Ableton Live và Logic Pro thường sử dụng PCM để ghi, chỉnh sửa và xử lý âm thanh.

Thiết bị phát thanh 

  • Đầu phát Blu-ray: Các đầu phát Blu-ray hiện đại sử dụng PCM để phát lại âm thanh từ đĩa Blu-ray, đặc biệt là khi phát lại các tệp âm thanh không nén.
  • Thiết bị truyền thông kỹ thuật số: Một số thiết bị như TV thông minh, hộp giải mã truyền hình và các thiết bị phát trực tuyến khác cũng sử dụng PCM để xử lý âm thanh kỹ thuật số.
Công nghệ PCM được ứng dụng rộng rãi ở các thiết bị âm thanh hàng ngày

Công nghệ PCM được ứng dụng rộng rãi ở các thiết bị âm thanh hàng ngày

Thiết bị đo âm thanh

Microphone kỹ thuật số và các giao diện âm thanh hiện đại có thể sử dụng PCM để ghi lại và truyền tín hiệu âm thanh trong các thiết bị đo âm thanh và giao diện âm thanh. Hiện nay, PCM ngày càng được tích hợp và ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị đo âm thanh.

Hệ thống truyền thông

Ngoài ra, PCM còn được sử dụng trong các hệ thống truyền thông, hội nghị trực tiếp. Định dạng này giúp đảm bảo âm thanh rõ ràng và chính xác hơn trong các cuộc họp, đồng thời giúp việc liên lạc từ xa diễn ra hiệu quả hơn.

Một số hạn chế của công nghệ âm thanh PCM

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, tuy nhiên, công nghệ PCM vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Cụ thể:

  • Dung lượng lớn: Tín hiệu âm thanh PCM đòi hỏi dung lượng lớn hơn so với các định dạng âm thanh khác như MP3 hoặc AAC. Điều này có thể gây giới hạn khả năng lưu trữ và làm tăng chi phí lưu trữ.
  • Yêu cầu băng thông lớn: Trong quá trình truyền tải, tín hiệu PCM đòi hỏi băng thông đủ lớn. Chính điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng truyền tải trong những môi trường có hạn về băng thông.
  • Khó chia sẻ qua lại: Công nghệ PCM không phải là sự lựa chọn linh hoạt khi cần chia sẻ hoặc truyền tải âm thanh qua những kênh có giới hạn.
  • Không thân thiện khi lưu trữ và phát trực tuyến: Trong môi trường phát âm thanh trực tuyến và lưu trữ, nhất là khi băng thông có hạn, PCM không phải là lựa chọn phổ biến do yêu cầu lưu trữ và truyền tải cao.
  • Chậm trễ trong xử lý thời gian thực: Việc sử dụng PCM trong một số ứng dụng có thể gây chậm trễ do thời gian xử lý và truyền tải dữ liệu lớn. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống truyền phát âm thanh.
Những điểm hạn chế của định dạng PCM

Những điểm hạn chế của định dạng PCM

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về định dạng âm thanh PCM và ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày. VietnamWorks HR Insider hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới của chúng tôi để khám phá thêm nhiều điều thú vị nhé!

— HR Insider—

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers