adsads
Untitled design 31
Lượt Xem 5 K

Khi nào cần xác định lộ trình thăng tiến?

Thông thường, 1-2 năm đầu đi làm là giai đoạn mà mỗi nhân sự dùng để học hỏi và tìm tòi bản chất nghề nghiệp, từ đó xác định hướng đi nghề nghiệp dựa vào kiến thức, kỹ năng và sở trường của bản thân. Trong giai đoạn này, đa số các nhân sự đều chưa xác định và xây dựng được lộ trình thăng tiến rõ ràng mà thay vào đó là chú trọng vào mục tiêu tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp.

Sau 1-2 năm đầu chọn được công việc phù hợp, 1-2 năm tiếp theo chính là giai đoạn nhân sự cần xác định lộ trình thăng tiến cho nghề nghiệp đó. Thăng tiến đồng nghĩa với việc năng lực của bạn được tổ chức và cấp trên công nhận, đánh giá cao. Đồng thời, việc thăng tiến còn giúp gia tăng thu nhập cá nhân, nâng cao vai trò và vị  thế cá nhân trong tổ chức. Việc không thăng tiến giúp bạn nhận thấy khả năng của bản thân bị thụt lùi và công việc cứ mãi dậm chân tại chỗ, nhờ đó tinh thần làm việc và cống hiến sẽ được duy trì, thậm chí là nhân lên gấp bội. Tuy nhiên, thời điểm thăng chức cũng chính là lúc vai trò và trách nhiệm của bạn trong công việc gia tăng hơn. Do đó, khi xây dựng lộ trình bạn cần ý thức rõ điều này và có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý.

 

Cách xây dựng lộ trình thăng tiến hiệu quả

Chắc chắn bất kỳ nhân sự nào khi lựa chọn theo đuổi một nghề nghiệp cũng đều mong muốn bản thân mình được thăng tiến trong công việc đó. Tuy nhiên, kết quả thăng chức không tự nhiên mà có. Nếu bạn chỉ ngồi không và nói tôi muốn thăng tiến là chưa đủ, thậm chí bạn sẽ chẳng bao giờ được cấp trên chú ý tới. Thay vào đó, bạn cần xác định lộ trình, biết rõ vị trí tiếp theo của mình là vị trí nào, đó là một chức vụ cao hơn hay một chi nhánh khác?

Đầu tiên, bạn hãy tự hỏi điểm mạnh của bản thân là gì? Sau đó, bạn  hãy tiếp tục tận dụng điểm mạnh đó phát triển cho nghề nghiệp của bản thân. Ví dụ, bạn giỏi và thành thạo ngoại ngữ thì những công việc liên quan đến đối ngoại và dịch thuật là lợi thế của bạn. Và bạn có thể chủ động ứng cử vào chức trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng, trưởng bộ phận đối ngoại, marketing hay trợ lý cho sếp nước ngoài không thể nói được tiếng Việt.

Còn nếu bạn đang đảm nhận vị trí liên quan đến lĩnh vực Marketing thì hãy nhìn nhận, đánh giá lại năng lực và kỹ năng của bản thân đang nằm ở mức nào. Sau đó, bạn hãy thiết lập những vị trí cao hơn mà bạn muốn hướng đến trong 10 năm tiếp theo. Ví dụ, 1-2 năm để lên chức Team Leader hay 3-4 năm để có thể đảm nhận vai trò Manager. Để từ đó, bạn có thể củng cố kiến thức, trang bị kỹ năng và hoàn thiện năng lực dựa trên các tiêu chí của từng vị trí hướng đến.

Lộ trình thăng tiến chính là kế hoạch cần được xây dựng và thực hiện ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp. Thời gian xác định và xây dựng càng lâu, bạn sẽ càng mất nhiều năm tháng và công sức để đạt được những mục tiêu đáng tự hào trong nghề nghiệp. Hãy là người luôn có mục tiêu bằng cách xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng và hiệu quả!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình.
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS
adsads
Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Từ việc kiểm soát quy trình sản xuất,...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang được các doanh nghiệp ưa chuộng. Với khả năng truyền...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở nên nổi tiếng hay một bộ phim lại gây sốt?...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn phải ẩn mình hoàn toàn hay từ bỏ sự công...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh nghiệp đo lường tổng giá trị của hàng hoá trên...

Bài Viết Liên Quan
PCS đơn vị la gì

Giải mã PCS là gì? Ý nghĩa của PCS trong các lĩnh vực ứng dụng

PCS là một thuật ngữ đa nghĩa với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực...

Brochure la gì

Leaflet là gì? Đặc điểm, ưu điểm và lợi ích mang lại cho doanh nghiệp

Leaflet là một công cụ tiếp thị truyền thống nhưng vẫn rất hiệu quả, đang...

Concept là gì? Quá trình tạo nên một Concept chuyên nghiệp

Concept là gì? Ý nghĩa và quy trình xây dựng Concept chuyên nghiệp

Chắc hẳn đã không ít lần bạn thắc mắc sao một sản phẩm lại trở...

Lowkey là gì

Lowkey là gì? Cách để tỏa sáng mà không phô trương khi đi làm

Lowkey là gì? Phong cách sống lowkey trong công việc không có nghĩa là bạn...

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV

GMV là gì? Đây là chỉ số được sử dụng rất phổ biến, giúp doanh...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers