Chê không được, khen cũng chẳng xong!
Nếu bạn nghĩ chỉ cần nói tốt về Sếp cũ là được thì rất có thể bạn đang trở thành kẻ nói dối trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Vì HR sẽ đặt nghi vấn: nếu Sếp cũ tốt vậy thì tại sao bạn lại nghỉ việc?
Cũng đừng vội nghĩ nếu vậy thì nói xấu Sếp cũ cho trung thực bạn nhé, “mất điểm” trầm trọng đấy. Vì HR sẽ nghĩ: bạn nói xấu Sếp cũ được thì sau này khi nghỉ việc ở công ty họ, bạn cũng có thể nói xấu họ thôi.
Chê không được, khen cũng chẳng xong! Vậy bạn nên trả lời câu hỏi này thế nào? Trước tiên, bạn phải hiểu mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi câu này là gì.
Thứ nhất, HR chỉ muốn biết mối quan hệ giữa bạn với Sếp cũ thế nào chứ không hề tò mò về con người Sếp cũ. Và thứ 2 mới là điều quan trọng, HR đang muốn đánh giá EQ cũng như khả năng ứng biến, nhanh nhạy, giao tiếp, giải quyết vấn đề… của bạn đấy.
Để cải thiện kỹ năng quản lý và vận hành doanh nghiệp, bạn có thể tìm hiểu về foc là gì và nghiên cứu thêm về chức năng chính của microsoft word là gì để tối ưu hóa công việc hàng ngày.
Người EQ cao sẽ nhấn mạnh điểm tích cực ở Sếp cũ
Dù Sếp cũ của bạn có tệ thế nào đi chăng nữa thì khi trả lời phỏng vấn câu hỏi này, bạn phải nói tích cực chứ đừng nói tiêu cực. Nếu bạn bày tỏ thái độ tiêu cực với Sếp cũ, nhà tuyển dụng sẽ hiểu nhầm bạn là người khó quản lý và nguyên nhân vấn đề nằm ở bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên kể lể dài dòng mà chỉ cần trả lời ngắn gọn súc tích thôi nhé.
Trường hợp Sếp cũ tài ba, bạn có thể trả lời như sau: “Sếp cũ của em có chuyên môn rất giỏi ạ, khả năng giao tiếp cũng rất tốt. Em học được rất nhiều từ anh ấy ạ…”
Còn nếu trường hợp Sếp cũ của bạn khá tệ thì bạn nên tìm điểm tích cực để nói. Chẳng hạn: “Sếp cũ của em là người cẩn thận và cầu toàn nên yêu cầu rất khắt khe ở nhân viên ạ…”. Tránh bộc lộ cảm xúc tiêu cực hay dùng từ ngữ quá khích kẻo bị “mất điểm” với HR bạn nhé.
Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp trong ngành tài chính, hãy tìm hiểu về pa là gì và khám phá thêm về banker là gì để hiểu rõ hơn về các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Dàn bài trả lời của người EQ cao
Bạn có thể tham khảo dàn bài sau để trả lời câu hỏi khó nhằn này.
Mở bài
Giới thiệu qua về Sếp cũ và nhấn mạnh vài ưu điểm tích cực của Sếp.
Mẫu tham khảo: “Sếp cũ của em là một giám đốc kinh doanh giỏi ạ. Anh ấy rất am hiểu thị trường kinh tế và có chuyên môn trong ngành rất vững, khả năng giao tiếp cũng rất tốt ạ…”
Thân bài
Khéo léo khoe năng lực của bản thân bằng cách khen ngợi Sếp cũ đã ảnh hưởng đến mình như thế nào.
Mẫu tham khảo: “Làm việc dưới trướng của Sếp cũ 2 năm qua, em cũng học được rất nhiều điều hay ạ. Em biết cách xử lý vấn đề linh hoạt hơn, quản lý thời gian khoa học hơn và trau dồi được nhiều kiến thức chuyên ngành hay ho ạ…”
Kết bài
Cảm ơn về sự chỉ bảo đồng thời thể hiện mối quan hệ tốt với Sếp cũ. Điều này giúp tạo ấn tượng đẹp với HR về lòng biết ơn của bạn.
Mẫu tham khảo: “Em cảm thấy rất biết ơn vì đã được Sếp cũ chỉ bảo và dìu dắt suốt thời gian làm ở công ty cũ ạ. Em cũng nhớ ngày sinh nhật của Sếp để mỗi năm sẽ gửi tin nhắn chúc mừng ạ…”
Việc nghiên cứu về khấu hao là gì và hiểu thêm về khái niệm tiên trách kỷ hậu trách nhân sẽ giúp bạn cải thiện khả năng quản lý tài chính và phát triển tư duy lãnh đạo.
Hy vọng cách trả lời trong bài viết trên giúp bạn vượt ải thành công khi bị HR làm khó với câu hỏi này. Chúc bạn phỏng vấn thành công và sớm tìm được công việc ưng ý nhé!
Xem thêm: Tháng 10 – Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết
— HR Insider—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.