adsads
Lượt Xem 297

Nhu cầu được công nhận theo mô hình tháp Maslow

Trong mô hình tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu “được đóng góp và cảm thấy có giá trị” nằm ở cấp độ thứ 4. Theo đó, trong công việc thì nhu cầu này cần sự công nhận và khen thưởng về nỗ lực cống hiến hay thành tích đáng tự hào…

Có thể thấy, sự công nhận trong công việc chính là hành động ghi nhận và phản hồi tích cực một cách công khai về nỗ lực và thành tích nhân viên đạt được. Sự công nhận này có thể thể hiện qua lời khen, tiền thưởng, thăng lương tăng chức…

Chẳng hạn như công ty trao bằng khen trong lễ trao giải nhân viên xuất sắc của Quý. Hoặc công ty thưởng cho nhân viên vừa ký được hợp đồng lớn một chuyến du lịch vài ngày…

Tầm quan trọng của sự công nhận trong công việc

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tiến bộ Hoa Kỳ, nhân viên được cấp trên công nhận sẽ cảm thấy nhiệt huyết hơn trong công việc. Từ đó giúp:

– Tăng doanh số bán hàng hơn 37%.

– Tăng hiệu suất công việc hơn 31%.

– Tăng mục tiêu hoàn thành hơn 19%.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Trung tâm tư vấn & nghiên cứu M Nic, sự công nhận và hiệu suất công việc của nhân viên có sự liên quan mật thiết. Theo đó:

– Cấp trên nói lời cảm ơn sẽ cải thiện đến 83% năng suất làm việc của nhân viên.

– Cấp trên khen ngợi cải thiện 89% năng suất làm việc.

– Công ty tặng quà cải thiện 91% năng suất làm việc…

Thúc đẩy động lực làm việc mạnh mẽ 

Trong kết quả nghiên cứu của Todd Kunsman đăng trên trang Everyone Social, nếu cấp trên công nhận nỗ lực của nhân viên sẽ cải thiện hơn 24% chất lượng công việc và giảm 27% thời gian nghỉ làm. Nhiều khảo sát cũng cho thấy, đến 40% người Mỹ cho biết họ sẵn sàng dành nhiều thời gian và tâm trí hơn cho công việc nếu được cấp trên công nhận.

Sự công nhận của cấp trên tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhân viên nỗ lực và nhiệt huyết hơn trong công việc. Nhân viên sẽ hứng thú và tập trung làm việc hơn thay vì làm qua loa cho có. Vì khi được công nhận, hầu hết mọi người ai cũng cảm thấy hạnh phúc khi công sức của mình được ghi nhận và đánh giá xứng đáng.

Kích thích khả năng học tập, nâng cấp năng lực

Khi biết thành quả công việc của mình sẽ được công nhận, khen ngợi và nhận phần thưởng tương xứng thì nhân viên sẽ nỗ lực không ngừng để nâng cấp năng lực bản thân. Từ đó tạo chất xúc tác kích thích sự ham học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng… của nhân viên. 

Sự công nhận của cấp trên thôi thúc nhân viên mong muốn học tập không ngừng để đáp ứng công việc ngày càng tốt hơn. Nhờ vậy, không chỉ nhân viên giỏi hơn mà công ty cũng phát triển hơn theo thời gian.

Tuyệt chiêu “giữ chân nhân tài”

Khi nhân viên cảm thấy công sức mình bỏ ra được cấp trên đánh giá cao thì mới có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty. Theo nghiên cứu của SHRM/Work Human, 68% công ty thường xuyên công nhận nhân viên có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp hẳn. Vì vậy, nếu muốn giữ nhân nhân tài thì lương thưởng thôi chưa đủ mà còn phải biết công nhận giá trị và thành tích họ đạt được.

“Nghệ thuật” công nhận nhân viên

Công nhận, khen thưởng công khai

Sự công nhận được thể hiện một cách công khai với cả phòng ban hoặc cả công ty. Chẳng hạn như khen ngợi nhân viên trong buổi họp đông người, hoặc trao cúp vinh danh nhân viên xuất sắc trong lễ trao giải cuối năm của công ty…

Công nhận, khen thưởng không công khai

Tuy mang tính chất không công khai nhưng nếu cấp trên biết cách ghi nhận nỗ lực và thành tích của nhân viên thì nhân viên cũng cảm thấy hạnh phúc trong công việc. Ví dụ như gửi email “Dự án em hoàn thành tốt lắm, cảm ơn em nhé!”, hoặc mời nhân viên bữa cơm trưa ở căng tin công ty…

Phần thưởng hấp dẫn

Nhận được phần thưởng tương xứng với công sức đã bỏ ra khiến nhân viên cảm thấy nỗ lực của mình được tôn trọng. Công ty có thể tặng quà, thưởng tiền, tăng lương hoặc thưởng chuyến du lịch vài ngày, cho tham gia khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ…

Thăng chức

Thăng chức là cách thể hiện rõ nhất sự công nhận năng lực làm việc, thành tích xuất sắc và tin tưởng nhân viên đó hoàn toàn xứng đáng nắm giữ vị trí công việc ở cấp bậc cao hơn. Có thể nói, thăng chức là khoản thưởng cuối năm “giá trị” nhất mà mọi nhân viên đều mong muốn nhận được.

Trên đây là tầm quan trọng của sự công nhận đối với hiệu suất làm việc của nhân viên. Hy vọng cuối năm nay, bạn không chỉ nhận được khoản thưởng hấp dẫn mà còn được cấp trên công nhận sự nỗ lực cống hiến của bản thân. 

Xem thêm: Khi đề xuất tăng lương bất thành: Làm sao để tiếp tục có động lực làm việc?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers