Equity không chỉ phản ánh nguồn lực của doanh nghiệp mà còn cho thấy sức khỏe tài chính của tổ chức đó. Chính vì vậy, Equity rất quan trọng đối với tài chính doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn Equity là gì, được tính toán như thế nào và có những hình thức gì? Hãy cùng VietnamWorks HR Insider theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
Equity là gì?
Equity trong finance là gì? Equity là thuật ngữ phổ biến trong tài chính doanh nghiệp, thể hiện vốn ban đầu và tài sản ròng thuộc quyền sở hữu của cổ đông. Đây là phần vốn mà các cổ đông đóng góp khi thành lập doanh nghiệp và đại diện cho giá trị tài sản sau khi đã trừ đi các khoản nợ.
Equity, hay còn gọi là vốn chủ sở hữu hoặc tài sản thuần, thường xuất hiện dưới các thuật ngữ như equity, owner’s equity hoặc stockholder’s equity trong tiếng Anh.
Equity được hình thành từ các khoản vốn góp ban đầu của cổ đông, bao gồm cả tiền mặt và tài sản hiện vật. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, cổ đông sẽ cùng chia sẻ lợi nhuận hoặc chịu lỗ tùy theo tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các thành phần chính của Equity có thể bao gồm:
- Vốn góp từ cổ đông: Khoản vốn ban đầu đóng góp khi doanh nghiệp được thành lập.
- Lợi nhuận tích lũy: Phần lợi nhuận giữ lại sau khi trừ cổ tức, được sử dụng để tái đầu tư.
- Chứng khoán và tài sản: Các khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và tài sản khác
Vốn chủ sở hữu là nguồn tài trợ quan trọng và thường xuyên cho doanh nghiệp, giúp duy trì hoạt động kinh doanh. Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động, nguồn vốn này sẽ được sử dụng để chi trả tiền lương, thanh toán nợ và nộp thuế cho nhà nước. Các tài sản còn lại sẽ được phân chia cho các cổ đông dựa trên tỷ lệ vốn góp.
Equity và vai trò đối với doanh nghiệp
Hiểu được khái niệm Equity, ta có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật, mỗi doanh nghiệp cần có vốn điều lệ để thành lập công ty và mức vốn điều lệ tối thiểu sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình kinh doanh. Vốn chủ sở hữu chính là nền tảng cơ bản giúp doanh nghiệp hình thành và đi vào hoạt động.
Vốn chủ sở hữu cho phép doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, văn phòng và nhân lực, từ đó hỗ trợ cho quá trình sản xuất và kinh doanh, tạo điều kiện để sinh lợi nhuận. Đây được coi là nguồn sống và linh hồn của doanh nghiệp, giúp duy trì sự phát triển bền vững và ổn định tài chính.
Công thức tính Equity là gì?
Công thức tính Equity là gì? Nó khá đơn giản, được xác định bằng việc trừ đi tổng nợ phải trả từ tổng tài sản.
Cụ thể: Equity = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả.
Trong đó:
- Tổng tài sản là toàn bộ giá trị của những tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, bao gồm cả tài sản ngắn hạn và dài hạn.
- Tổng nợ phải trả bao gồm tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp đối với các tổ chức ngành tài chính, nhà cung cấp hoặc các chủ nợ khác.
Ví dụ về cách tính Equity
Ví dụ 1: Doanh nghiệp nhỏ
Một công ty ABC có tổng tài sản là 1.000.000 USD và tổng nợ phải trả là 400.000 USD. Vốn chủ sở hữu (Equity) của công ty sẽ là:
Equity=1.000.000 USD−400.000 USD=600.000 USD
Kết luận: Vốn chủ sở hữu của công ty ABC là 600.000 USD.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp sau khi có lợi nhuận
Công ty XYZ có tổng tài sản ban đầu là 2.000.000 USD và tổng nợ phải trả là 1.200.000 USD. Sau một năm kinh doanh, công ty đạt lợi nhuận 200.000 USD. Lợi nhuận này sẽ được cộng vào vốn chủ sở hữu.
Equity ban đầu =2.000.000 USD−1.200.000 USD=800.000 USD
Sau khi cộng lợi nhuận:
Equity mới=800.000 USD+200.000 USD=1.000.000 USD
Kết luận: Sau khi đạt lợi nhuận, vốn chủ sở hữu của công ty XYZ tăng lên 1.000.000 USD.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp sau khi chia cổ tức
Công ty DEF có vốn chủ sở hữu ban đầu là 500.000 USD. Trong năm, công ty đạt lợi nhuận 100.000 USD nhưng quyết định chia cổ tức cho cổ đông là 40.000 USD. Sau khi chia cổ tức, vốn chủ sở hữu sẽ được tính như sau:
Equity mới=500.000 USD+100.000 USD−40.000 USD=560.000 USD
Kết luận: Sau khi chia cổ tức, vốn chủ sở hữu của công ty DEF là 560.000 USD.
Lưu ý:
- Vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
- Nếu nợ phải trả lớn hơn tài sản, vốn chủ sở hữu có thể âm, thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
Các hình thức Equity trong kinh doanh
Trong doanh nghiệp, Equity có thể được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới đây là một số hình thức chính:
Vốn góp
Vốn góp, hay còn gọi là vốn đầu tư, là phần vốn do các cổ đông hoặc thành viên góp vào khi thành lập doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn góp thường được tính theo mệnh giá của cổ phần phát hành hoặc vốn điều lệ.
Vốn góp có thể bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, chẳng hạn như:
- Tiền mặt (VND hoặc ngoại tệ)
- Vàng
- Quyền sử dụng đất
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ (như bằng sáng chế, thương hiệu)
- Tài sản hiện vật khác
Theo quy định, cá nhân hoặc tổ chức phải hoàn tất việc đăng ký và chuyển giao phần vốn góp trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó quản lý và sử dụng vốn góp hiệu quả là yếu tố then chốt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý, nhằm đảm bảo tài chính vững mạnh và tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông.
Lợi nhuận kinh doanh sau thuế
Lợi nhuận kinh doanh sau thuế là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hoạt động và các nghĩa vụ thuế. Một phần lợi nhuận này thường được tái đầu tư nhằm gia tăng vốn chủ sở hữu.
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phần lỗ sẽ được khấu trừ trực tiếp vào vốn chủ sở hữu, làm giảm giá trị vốn này.
Vốn từ các nguồn khác
Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau tùy thuộc vào mô hình kinh doanh. Các phương thức phổ biến bao gồm:
- Phát hành trái phiếu: Vay vốn từ nhà đầu tư dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp.
- Phát hành cổ phiếu: Tăng vốn bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư.
- Vay vốn ngân hàng: Sử dụng các khoản vay tín dụng từ ngân hàng để bổ sung nguồn vốn.
Chênh lệch đánh giá tài sản
Chênh lệch đánh giá tài sản xảy ra khi giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán (tài sản cố định, bất động sản, hàng tồn kho) khác với giá trị được định giá ban đầu. Để có cái nhìn chính xác về vốn chủ sở hữu, các tài sản góp vốn từ các cổ đông cần được đánh giá lại dựa trên giá trị thị trường hiện tại.
Equity có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh sử dụng. Nói một cách đơn giản, Equity là phần tài sản còn lại của chủ sở hữu sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và nợ phải trả. Đây là chỉ số quan trọng phản ánh giá trị thực của tài sản thuộc về cổ đông và chủ sở hữu doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Equity đối với doanh nghiệp
Sau khi hiểu rõ khái niệm Equity là gì, vai trò của nó cũng vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp mà bạn cần phải biết. Cụ thể:
Đo lường giá trị doanh nghiệp
Equity là thước đo phản ánh chính xác nhất giá trị thực của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi toàn bộ nợ phải trả. Điều này giúp cổ đông, nhà đầu tư và ban lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính hiện tại, cũng như mức độ sở hữu của họ trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có Equity cao thường được xem là có nền tảng tài chính mạnh mẽ, từ đó thu hút thêm nhà đầu tư hoặc đối tác tiềm năng.
Xem thêm: Đầu tư là gì? Nắm bắt các đầu tư thông minh mở ra cơ hội tài chính đánh giá, lâu bền.
Nguồn vốn nội tại để duy trì hoạt động
Equity là nguồn vốn tự có, không phải vay mượn, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động mà không phụ thuộc nhiều vào nợ vay. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào các dự án mới, mở rộng quy mô sản xuất hay nâng cấp công nghệ mà không phải lo lắng về lãi suất hay áp lực trả nợ trong thời gian ngắn. Việc này giúp doanh nghiệp duy trì tính ổn định và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Tìm hiểu rõ nguồn lực tài chính là gì giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp hiệu quả.
Thu hút vốn đầu từ
Doanh nghiệp có tỷ lệ Equity cao sẽ dễ dàng huy động thêm vốn từ thị trường tài chính. Bởi nó thể hiện rằng doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt, ít phụ thuộc vào nợ vay và có khả năng thanh toán tốt. Chính yếu tố này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời và phát triển bền vững.
Tăng cường sức khỏe tài chính
Việc sở hữu một lượng Equity lớn giúp doanh nghiệp có tính thanh khoản tốt hơn trong trường hợp cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để tái đầu tư, trả nợ hoặc giải quyết các chi phí phát sinh đột ngột mà không cần phải vay thêm tiền. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính và không bị gánh nặng bởi chi phí lãi suất từ các khoản vay.
Tăng cường sự linh hoạt trong các quyết định chiến lược
Doanh nghiệp có Equity mạnh sẽ có sự linh hoạt cao hơn trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Từ việc đầu tư vào công nghệ cao mới, mở rộng thị trường, cho đến việc phát triển các dòng sản phẩm mới. Việc không quá phụ thuộc vào vốn vay và nợ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thích ứng với các biến động thị trường. Đồng thời, nó còn giúp đối phó với những thách thức kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách nhà đầu tư sử dụng Equity là gì?
Đối với nhà đầu tư, vốn chủ sở hữu là một chỉ số quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp. Khi xem xét một công ty, nhà đầu tư có thể dùng vốn chủ sở hữu của cổ đông để so sánh và định giá. Ví dụ:
- Nếu một công ty trước đây thường được giao dịch ở mức 1,5 lần giá trị sổ sách, nhà đầu tư có thể cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua cổ phần với giá cao hơn mức này, trừ khi họ tin rằng triển vọng của công ty đã có sự cải thiện đáng kể.
- Ngược lại, nhà đầu tư có thể chấp nhận mua cổ phần của một doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu hơn với mức giá thấp hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, vì họ tin rằng giá mua đủ thấp để giảm thiểu rủi ro.
Những vấn đề xảy ra khi Equity giảm
Vì Equity là một trong những nguồn vốn chính của doanh nghiệp, nên khi vốn chủ sở hữu giảm, điều này thường phản ánh sự suy giảm trong nguồn vốn đầu tư. Hệ quả có thể bao gồm:
- Thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó dẫn đến giảm doanh thu.
- Để tiếp tục mở rộng và gia tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể phải tăng cường vay vốn.
Tuy nhiên, nếu khoản vay không được quản lý tốt, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính, gây ra các hậu quả nghiêm trọng khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu thường được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, do đó sự suy giảm của Equity cũng có thể là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh không đạt được kết quả mong đợi.
Như vậy, hiểu rõ Equity là gì vừa giúp doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn, vừa giúp cổ đông và nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài chính thực sự của doanh nghiệp. Hy vọng với thông tin mà VietnamWorks HR Insider chia sẻ trên đây, bạn đã có thể đưa ra các quyết định đầu tư và kinh doanh hiệu quả, đúng đắn. Chúc doanh nghiệp bạn ngày một phát triển bền vững.
Tìm hiểu rõ hơn các vị trí việc làm ngành tài chính như:
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.