Vậy làm sao để show được mọi thế mạnh của bản thân mà không bị over dẫn đến mất thiện cảm? Đừng bỏ qua những lời khuyên rất đáng lưu tâm dưới đây.
Đừng mải mê khoe thành tích cá nhân với nhà tuyển dụng
Dẫu biết rằng thành tích chính là bằng chứng giúp bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt người đối diện, thế nhưng việc chỉ chăm chăm vào giới thiệu thành tích bởi biết đâu rất nhiều ứng viên ngoài kia cũng có nhiều thành tích đáng nể. Bắt đầu một buổi trao đổi, nhà tuyển dụng thường sẽ muốn nghe nhiều hơn về những gì bạn có thể làm được và mức độ thích nghi, phù hợp của bạn với công việc hoặc văn hóa công ty họ như thế nào. Theo nhiều nghiên cứu về giao tiếp, việc chỉ cố gắng nói về bản thân dễ khiến đối phương chán nản. Vì vậy, hãy để cho người tuyển dụng thấy rằng họ cũng có mặt trong câu chuyện của bạn.
Hãy bày tỏ quan điểm về ấn tượng đầu tiên khi bước chân vào công ty và cảm thấy bản thân hào hứng ra sao. Chẳng hạn là một người có kỹ năng nghiệp vụ viết lách tốt và thật may đó cũng là điều bạn đọc được trong JD và bạn tin rằng mình sẽ làm tốt. Bạn đã được đào tạo chuyên sâu về Quản trị nhân sự và tại công ty mới, bạn sẽ có thể làm được những gì… Tóm lại, đừng mải mê thể hiện: Tôi sẽ làm được gì mà hãy chân thành trao đổi: Tôi có thể làm được gì cho bạn.
Bạn cần có đủ cả “cứng” lẫn “mềm”?
Đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm “kỹ năng thế kỹ 21”? Những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý công việc, giải tỏa căng thẳng, quản lý thời gian… dường như không còn là lợi thế nữa mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Nhưng những kỹ năng của thế kỷ 21 như ngoại ngữ, tư duy phản biện, xây dựng lộ trình, thuyết phục đám đông… chắc chắn sẽ khiến bạn trở nên có giá trong mắt người phỏng vấn. Những kỹ năng này chính là phần “mềm” bên cạnh nghiệp vụ “cứng” về chuyên môn hay nghiệp vụ.
Vì thế, hãy khéo léo lồng ghép những kỹ năng này vào cuộc trò chuyện theo nguyên tắc, đừng chỉ tha thao bất tuyệt rằng Tôi là ai? Tôi làm được gì mà là: Tôi đến đây và có thể làm được gì cho bạn. Đôi khi không ai nhớ rằng bạn có bao nhiêu kỹ năng nhưng họ lại nhớ rằng bạn đã tham gia một chương trình tình nguyện ở vùng cao do chính bạn tổ chức và kêu gọi quyên góp hay bạn đã giúp công ty cũ tiết kiệm được một khoản chi khi có thể tự đứng ra làm MC nhờ vào khả năng giao tiếp và làm MC tốt. Những cách “trình diễn” khả năng khéo léo như thế sẽ dễ ghi điểm hơn đấy.
Phỏng vấn xin việc luôn luôn là một cánh cửa nhiều thử thách. Và nhà tuyển dụng nhiều lúc sẽ cố gắng chọn người phù hơp nhất chứ không hẳn là một người giỏi nhất. Bạn giỏi nhiều thứ – đó là điều rất tốt. Nhưng nói về bản thân quá nhiều dễ dẫn “quá lố”. Cho nên chúng ta nên cố gắng mang đến cho nhà tuyển dụng câu chuyện về bạn thay vì tường thuật về bạn, giao tiếp chân thành thay vì đặt cái tôi lên quá cao. Và còn nữa, sự thoải mái nhưng tự tin, thân thiện của bạn cũng là một vũ khí lợi hại để nhà tuyển dụng “yêu từ cái nhìn đầu tiên”.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.