Trang phục công sở không chỉ đơn thuần là quần áo bạn mặc khi đi làm, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc thể hiện sự chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Lựa chọn trang phục công sở phù hợp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả công việc. Bài viết này, HR Insider sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của trang phục công sở, các quy định phổ biến cũng như những lưu ý cần thiết khi chọn trang phục cho môi trường làm việc.
Trang phục công sở là gì?
Trang phục công sở là những bộ quần áo mà nhân viên mặc khi đến làm việc tại công ty hoặc văn phòng. Sự khác biệt về quan niệm trang phục công sở phù hợp có thể tùy thuộc vào từng công ty và ngành nghề khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn là một nhân viên truyền thông làm việc tại công ty có quy mô vừa, bạn có thể chỉ cần mặc những bộ trang phục giản dị hoặc có tính công sở nhẹ nhàng. Một chiếc áo len, áo sơ mi, quần tây và giày da có thể là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong các cơ quan nhà nước cấp cao, yêu cầu về trang phục sẽ đòi hỏi sự nghiêm túc và lịch sự cao hơn, chẳng hạn như áo sơ mi, quần tây hoặc mang vest.
Tầm quan trọng của trang phục công sở
Như đã đề cập, quy định về trang phục công sở có thể khác nhau giữa các công ty, nhưng nhìn chung, việc mặc trang phục đồng bộ mang lại những lợi ích quan trọng. Cụ thể:
- Tạo tinh thần đồng đội: Khi mọi người mặc trang phục giống nhau, họ cảm thấy thân thiện hơn và dễ chia sẻ, từ đó thúc đẩy tinh thần đoàn kết trong công ty.
- Mang lại cảm giác bình đẳng: Các bộ trang phục có kiểu dáng tương tự giúp xóa bỏ ranh giới về sự khác biệt xã hội, tạo môi trường công bằng, nơi năng lực cá nhân là yếu tố quyết định.
- Giúp tự tin, chuyên nghiệp hơn: Đối với những người làm việc trong ngành dịch vụ, thường xuyên gặp gỡ khách hàng, các bộ đồng phục công sở đẹp mắt không chỉ mang lại sự tự tin mà còn tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt khách hàng về công ty.
- Công cụ quảng bá hình ảnh công ty: Nhờ vào màu sắc và kiểu dáng đặc trưng, đồng phục giúp nhân viên quảng bá thương hiệu của công ty mỗi khi họ tiếp xúc với mọi người, góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.
Khám phá thêm những bài viết đặc sắc khác cùng VietnamWorks như: “môi trường làm việc lý tưởng”, “tính kỷ luật của người nhật”, và một số mẹo vặt cuộc sống mà bạn có thể chưa biết. Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ những chủ đề hấp dẫn về cảm giác ngày đầu tiên đi làm và quan hệ đồng nghiệp trong công ty.
Một số quy định phổ biến về trang phục công sở
Mỗi doanh nghiệp thường có những quy định riêng về trang phục công sở, tùy thuộc vào ngành nghề và văn hóa của từng nơi. Dưới đây là một số quy định phổ biến về trang phục công sở mà bạn có thể tham khảo.
Trang phục công sở dưới dạng đồng phục
Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng hoặc các công ty cổ phần nhà nước thường yêu cầu nhân viên mặc đồng phục. Đồng phục công sở thường bao gồm kiểu áo thống nhất, được in logo hoặc slogan của công ty và được thiết kế, may đo đồng loạt tại các xưởng chuyên nghiệp. Nhiều công ty lựa chọn đồng phục công sở để tạo dấu ấn doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
Kết hợp đồng phục với trang phục tự chọn
Không chỉ yêu cầu nhân viên mặc đồng phục suốt tuần, nhiều doanh nghiệp hiện nay cho phép kết hợp giữa đồng phục và trang phục tự chọn. Chẳng hạn, đồng phục có thể được mặc vào các ngày như thứ hai, thứ tư, thứ sáu, trong khi trang phục tự chọn được khuyến khích vào các ngày khác. Cách kết hợp này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và tránh sự đơn điệu trong trang phục.
Tự do lựa chọn trang phục tại nơi làm việc
Trong một số doanh nghiệp, việc lựa chọn trang phục công sở không được quy định, cho phép nhân viên tự do hơn trong việc chọn quần áo. Tuy nhiên, dù có sự tự do, vẫn có những quy định nhất định nhằm đảm bảo sự phù hợp với văn hóa công ty. Điều này giúp nhân viên cảm thấy thoải mái hơn, nhưng vẫn giữ được sự chuyên nghiệp và đồng nhất trong môi trường làm việc.
Tìm hiểu thêm Điều gì khiến văn hóa doanh nghiệp của Apple đáng để học hỏi?
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
Quy định về trang phục công sở trong các lĩnh vực đặc thù
Mỗi lĩnh vực nghề nghiệp đều có những quy định riêng biệt về trang phục công sở. Những quy định này không chỉ đảm bảo tính đồng nhất mà còn phù hợp với đặc thù công việc của từng ngành. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các quy định trang phục trong một số lĩnh vực đặc thù, giúp bạn nắm rõ hơn về yêu cầu và tiêu chuẩn cần tuân thủ.
Trang phục công sở dành cho cán bộ, công chức, viên chức
Hiện tại, đối với cán bộ, công chức, viên chức, chưa có một văn bản cụ thể quy định chi tiết về cách ăn mặc chung. Tuy nhiên, Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã nêu rõ:
- Trang phục: Khi làm việc, cán bộ, công chức, viên chức phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự. Nếu có quy định riêng về đồng phục, thì phải tuân thủ theo quy định.
- Lễ phục: Đây là trang phục chính thức được sử dụng trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể hoặc khi tiếp đón khách quốc tế. Cụ thể, lễ phục của nam là bộ comple, áo sơ mi, cà vạt; đối với nữ là áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc dân tộc thiểu số, trang phục truyền thống của dân tộc trong ngày hội cũng được coi là lễ phục.
Mỗi ngành nghề, địa phương có thể có những quy định riêng về trang phục khi làm việc, tùy vào tính chất công việc cụ thể của cán bộ, công chức. Ví dụ: Cán bộ, công chức thường xuyên tiếp dân tại Trụ sở tiếp công dân phải mặc áo sơ mi trắng, quần xanh đen, giày da đen, dép quai hậu đối với nam; nữ phải mặc sơ mi trắng, chân váy juýp, giày da đen,… (theo Thông tư 03/2016/TT-TTCP).
Trang phục công sở của ngành thuế
Thứ nhất, về lễ phục:Khi mặc lễ phục, người sử dụng phải tuân theo quy định đồng bộ, bao gồm: áo lễ phục, áo sơ mi dài tay mặc bên trong áo lễ phục mùa đông, quần lễ phục hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, cà vạt, giày da đen, tất chân, mũ kê pi, mũ mềm (nữ), thắt lưng, biển hiệu và cành tùng theo quy định. Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu,… (nếu có) được trao tặng bởi Nhà nước Việt Nam và nước ngoài sẽ được đeo trên ngực áo bên trái lễ phục.
Thứ hai, về trang phục xuân – hè và thu đông:
- Trang phục xuân hè cho nam, nữ gồm: Áo ngắn tay, quần hoặc juýp (nữ), phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
- Trang phục thu đông cho nam, nữ gồm: Áo thu đông, áo sơ mi mặc bên trong trang phục thu đông, quần hoặc juýp (nữ), cà vạt, phù hiệu, cấp hiệu, thắt lưng, tất chân, giày da đen, biển hiệu, mũ kê pi, mũ mềm (nữ) theo quy định.
Ngoài ra, ngành thuế còn có nhiều yêu cầu và quy định chi tiết về các phụ kiện đi kèm với trang phục như: mũ, cà vạt, áo mưa, giày, thắt lưng,… được quy định từ Điều 8 đến Điều 14 tại Quyết định trên.
Trang phục công sở trong lĩnh vực ngân hàng
Tùy thuộc vào từng ngân hàng, quy định về màu sắc và kiểu dáng trang phục sẽ khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về đồng phục lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam:
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank) có thiết kế áo sơ mi đơn giản với cổ bẻ truyền thống, màu xanh dương là màu chủ đạo, kết hợp với họa tiết kẻ sọc xanh dương và trắng.
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mang phong cách lịch sự và sang trọng với màu xanh nhẹ nhàng. Vào mùa đông, ngân hàng lựa chọn mẫu vest cổ điển nhưng vẫn hiện đại.
- Ngân hàng Vietcombank nổi bật với màu xanh lá cây đặc trưng, mang đến vẻ sang trọng nhưng vẫn thân thiện. Áo sơ mi trắng là trang phục đơn giản như bao áo sơ mi khác, nhưng điểm nhấn là chiếc cà vạt xanh lá cây. Đồng phục mùa đông của ngân hàng là vest lịch sự, sang trọng và đồng bộ, phù hợp với phong cách chuyên nghiệp của nhân viên.
Ngoài ra, các ngân hàng còn thường quy định các ngày phải mặc đồng phục cụ thể, chẳng hạn như thứ Hai, thứ Ba hoặc vào các dịp quan trọng. Những ngày khác, nhân viên có thể mặc trang phục công sở theo quy định của ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố lịch sự và chuyên nghiệp.
Trang phục công sở là yếu tố quan trọng không chỉ trong việc tạo dựng hình ảnh cá nhân mà còn phản ánh văn hóa và giá trị của doanh nghiệp. Bằng việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về trang phục công sở, bạn sẽ luôn tạo được ấn tượng tốt và góp phần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Theo dõi HR Insider để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới mỗi ngày nhé!
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.